Các tuyến đường huyết mạch cần biết khi Đầu tư Phú Mỹ Bà Rịa

Theo Quy hoạch tổng thể Giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, nhiều dự án hạ tầng quan trọng tại thị xã Phú Mỹ sẽ giúp nơi đây sở hữu tiềm năng liên kết vùng hiệu quả với các khu vực lân cận. Các tuyến đường huyết mạch nào nổi bật ở Phú Mỹ? Tiến độ hoàn thành như thế nào? Tầm quan trọng đối với sự phát triển Phú Mỹ?… Datnendep.vn xin tổng hợp một số thông tin mới nhất các tuyến đường huyết mạch của Phú Mỹ 2020 – 2021 để quý khách hàng tham khảo đầu tư.

Đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu

Tổng quan dự án 

Đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (ký hiệu toàn tuyến là CT 13) là dự án đường cao tốc tại miền Đông Nam Bộ Việt Nam. Đường cao tốc này khi hoàn thành dự kiến sẽ nối Đồng Nai với Bà Rịa – Vũng Tàu.

Dự án có điểm đầu tại tuyến Võ Nguyên Giáp thuộc phường Phước Tân, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, đi qua địa bàn các xã, phường: Phước Tân, Tam Phước (thành phố Biên Hòa), An Phước, Long Đức, Lộc An, Long An, Long Phước, Phước Thái (huyện Long Thành) của tỉnh Đồng Nai; Mỹ Xuân, Phú Mỹ, Tóc Tiên, Châu Pha (thị xã Phú Mỹ), Long Hương (thành phố Bà Rịa), phường 12 (thành phố Vũng Tàu) của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), và điểm cuối là nút giao thông Ông Từ thuộc phường 12, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 

Dự án do liên danh bao gồm Tổng công ty IDICO, Tổng công ty Sông Đà và Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam làm chủ đầu tư. Liên danh này đã thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (BVEC) để quản lý và thực hiện dự án.

Xem thêm bài viết khác tại: Cao tốc Biên Hòa Vũng Tàu – Tin tức cập nhật mới nhất tháng 10/2020

Bản đồ hướng tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu

Quy mô dự án đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu

Dự án đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu có tổng chiều dài toàn tuyến 77,8km. Bộ Giao thông – vận tải chia dự án làm 2 giai đoạn. Theo đó:

  • Giai đoạn 1 của dự án là đoạn Biên Hòa – Phú Mỹ dài 47 km với quy mô 4 làn xe, mặt cắt ngang 17m. Giai đoạn này bao gồm: 34,2km cao tốc phía Đồng Nai; 3,8km cao tốc phía Bà Rịa – Vũng Tàu; 8,8km đường cấp 3 đồng bằng nối vào cảng Cái Mép – Thị Vải phía Bà Rịa – Vũng Tàu. Cụ thể: điểm đầu giao với tuyến tránh Quốc Lộ 1 đoạn qua TP.Biên Hòa, cách ngã tư Vũng Tàu 6,5km về phía Bắc; điểm cuối kết nối nhánh đường vào Cảng Cái Mép – Thị Vải; chiều dài đoạn qua tỉnh Đồng Nai 34,2km và 12,6km chạy qua Bà Rịa – Vũng Tàu (gồm 3,8km đường cao tốc và 8,8km tuyến nhánh nối vào Cảng Cái Mép – Thị Vải).
  • Giai đoạn 2 của dự án có phạm vi giống giai đoạn 1 với quy mô mở rộng theo quy hoạch 6 – 8 làn xe. Từ TX.Phú Mỹ đến TP.Vũng Tàu (31km). Dự kiến đường cao tốc khi hoàn thành sẽ có 6 làn xe (giai đoạn 1 xây dựng 4 làn xe) và thời gian thu phí cho giai đoạn 1 là 23 năm.

Xem thêm bài viết khác tại: Review toàn cảnh cảng Cái Mép và hệ thống giao thông Phú Mỹ (BRVT)

Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu trong bản đồ giao thông vùng Đông Nam bộ

Tiến độ cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu hiện nay đến đâu?

  • Năm 2010, Bộ Giao thông vận tải được Chính phủ giao quyền phê duyệt đề xuất dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu.
  • Ngày 30/12/2014, do xét thấy dự án đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu có chi phí khá lớn nên đơn vị tư vấn giám sát (PMU 85 thuộc Bộ Giao thông vận tải) đã đề xuất phân kỳ đầu tư thành 4 giai đoạn. Theo đó, giai đoạn 1 ưu tiên xây dựng 47 km cao tốc từ Biên Hòa – Quốc lộ 51 quy mô 4 làn xe trước. Tổng mức đầu tư cho giai đoạn này là 7.605 tỷ đồng. Tuy nhiên, vì không xác định được nguồn vốn đầu tư và phương án đầu tư không khả thi nên nhà đầu tư đã quyết định trả lại dự án cho Bộ Giao thông vận tải. Tháng 6/2015, BVEC đã chính thức bàn giao lại hồ sơ dự án cho Bộ Giao thông vận tải.
  • Tháng 7/2015, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý chấm dứt đầu tự dự án của Tổng công ty cổ phần Đầu tư Đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (BVEC).
  • Ngày 8/2/2020, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đồng ý đề nghị của Bộ Giao thông – vận tải về việc triển khai dự án xây dựng đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, trong đó 47 km được triển khai trước, sẽ giải quyết tình trạng quá tải quốc lộ 51 với tổng mức đầu tư khoảng 9.222,8 tỷ đồng theo hình thức BOT, trễ nhất đến năm 2020 sẽ chính thức khởi công xây dựng. Dự kiến thời gian thi công giai đoạn 1 là 24 tháng. Việc đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư, thi công xây dựng trong giai đoạn 2021-2025. Đối với dự án thành phần 2 sẽ được tách thành dự án riêng và giao UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức đầu tư.
  • Ngày 26/08/2020, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai quyết định thống nhất, phân chia phương án xây dựng đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu thành 2 đoạn: Đoạn 1 từ Biên Hòa đến TX. Phú Mỹ và nhánh nối vào cảng Cái Mép – Thị Vải được đầu tư theo hình thức PPP với mức đầu tư 15.633 tỷ đồng; Đoạn 2 từ Phú Mỹ đến Vũng Vằn có mức đầu tư khoảng 8.060 tỷ đồng thuộc thẩm quyền quyết định của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Vị trí cao tốc Bien Hoa – Vung Tau đoạn qua thị xã Phu My

Đường S

Tổng quan dự án

Dự án đoạn đường quy hoạch S song song bên trái Quốc Lộ 51 có tổng chiều dài 6.370m, rộng 20.5m. Điểm đầu tuyến giao với đường Mỹ Xuân – Ngãi Giao và điểm cuối giao với đường quy hoạch số 33 (nhánh rẽ đi cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu); Đầu tư hoàn chỉnh các hạng mục gồm: Nền mặt đường; Vỉa hè – gờ chặn – bó vỉa; Cây xanh; Hệ thống thoát nước mưa – Hệ thống thoát nước thải; Hệ thống điện chiếu sáng; Hệ thống báo hiệu an toàn giao thông; Cầu Thị Vải; Đường dây trung thế và trạm biến áp phục vụ chiếu sáng.

Đường quy hoạch S đúng tiến độ nhờ chính sách bồi thường của Tỉnh và các công tác đền bù nhanh chóng. UBND đã phê duyệt giá đất cụ thể để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Tân Phước cho hộ dân bị giải toả. 

Dự án do UBND Tỉnh làm chủ đầu tư, chịu trách nhiệm triển khai thực nhiện nhiệm vụ theo đúng quy định của Nhà Nước về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình với tổng mức đầu tư 206 tỷ đồng; dự kiến hoàn thành trong vòng 24 tháng. 

Đa phần các dự án quan trọng của Tỉnh đều do UBND Tỉnh làm chủ đầu tư nên nguồn vốn làm dự án luôn được chủ động, tiến độ dự án triển khai rất nhanh và bài bản góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá tại thị xã Phú Mỹ.

Xem thêm bài viết khác tại: Phú Mỹ – BRVT: Khởi Công Con Đường Tơ Lụa Chạy Dọc Quốc Lộ 51

Dự án đường quy hoạch S song song Quốc lộ 51 góp phần đô thị hoá thị xã Phú Mỹ

Tầm quan trọng của đường quy hoạch S

  • Giúp cho việc đi lại của cư dân dọc hai bên đường bớt khó khăn và kết nối giao thương giữa các phường đồng thời giảm tải giao thông của người dân thị xã Phú Mỹ đối với Quốc Lộ 51
  • Góp phần kết nối hạ tầng kỹ thuật phường Phú Mỹ và phường Mỹ Xuân, phường Tân Phước, phường Phước Hoà vào hệ thống hạ tầng đô thị chung; góp phần đẩy nhanh tiến độ phát triển lên đô thị loại III của thị xã. 
  • Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng đường liên cảng Cái Mép và Cầu Phước An và các dự án dọc theo tuyến đường song hành phục vụ nhu cầu tái định cư Khu đô thị Phú Mỹ.

Dự án đường quy hoạch S song song Quốc Lộ 51 từ điểm giao đường Mỹ Xuân – Ngãi Giao đến đường qui hoạch số 33 (nhánh rẻ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu.

Đường 991B

Tổng quan dự án 

–  Dự án Đường 991B từ Quốc lộ 51 đến hạ lưu cảng Cái Mép, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư vào năm 2016.

–  Tổng mức đầu tư: hơn 4000 tỷ đồng.

–  Về quy mô đầu tư:

  • Tổng chiều dài tuyến là 9,73 km với 4 làn xe. 
  • Trên tuyến có 4 cầu gồm: cầu vượt Quốc lộ 51, cầu Rạch Tre, cầu Rạch Ông, cầu Mỏ Nhát.
  • Điểm đầu tuyến giao với đường Hội Bài – Tóc Tiên.
  • Điểm cuối tuyến giao với đường liên cảng Cái Mép – Thị Vải.
  • Mặt cắt ngang: Đoạn từ Km0+000 – Km1+083 và từ Km2+033 – Km9+727: 35 m; đoạn từ Km1+083 – Km2+033: 44,5 m.
  • Hạng mục cầu: Cầu Rạch Tre, mặt cắt ngang 20 m, dài 73,62 m; cầu Mỏ Nhát, mặt cắt ngang 20 m, dài 760 m; cầu Rạch Ông, mặt cắt ngang 20 m, dài 387 m; cầu vượt Quốc lộ 51, mặt cắt ngang 18,5 m, dài 735 m.

–  Thời gian thực hiện dự án ban đầu dự kiến từ năm 2016 – 2021

Đường DT991B kết nối với đường vành đai 4, có điểm đầu giao với đường Hội Bài – Châu Pha, kết nối về cảng Cái Mép – Thị Vải

Tầm quan trọng của đường 991B

Cảng Cái Mép – Thị Vải có khả năng tiếp nhận tàu từ 14 đến 15 nghìn TEUs nhưng quốc lộ 51 không đủ khả năng vận chuyển dù chỉ một phần ba số công-ten-nơ của một tàu. Chính những hạn chế về hạ tầng đã làm giảm tính cạnh tranh của CMIT với các cảng trong khu vực.

Bên cạnh đó, các Khu Công nghiệp và các cảng nội địa khu vực sông Mỏ Nhát, Rạch Ông như: KCN Cái Mép, KCN Phú Mỹ (1, 2, 3), Khu công nghiệp Logistics của tỉnh do không có đường giao thông nên hạn chế khả năng phát triển.

→ Chính vì thế, tuyến đường 991B từ quốc lộ 51 đến hạ lưu cảng Cái Mép sẽ là tuyến vận tải chính cho khu công nghiệp hai bên tuyến và hệ thống cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải.

→ Là trục giao thông vận tải quan trọng nhằm vận chuyển hàng hóa của cụm biển Cái Mép – Thị Vải, trung tâm logistics, các khu công nghiệp hai bên, khu công nghiệp Long Sơn ra quốc lộ 51 và ra tuyến đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu sau này.

→ Giúp phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng như của cả nước.

Lễ động thổ dự án đường 991B

Tiến độ dự án đường 991B

  • Ngày 3/8/2016, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Đường 991B từ Quốc lộ 51 đến hạ lưu cảng Cái Mép, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
  • Ngày 24/5/2018, dự án “Đường 991B từ QL51 đến hạ lưu cảng Cái Mép” chính thức khởi công. Theo báo cáo của Ban quản lý, công tác giải phóng mặt bằng ước tính khoảng 90%.
  • Ngày 17/2/2020, tuyến đường 991B nối quốc lộ 51 từ nút giao Hội Bài – Tóc Tiên với đường liên cảng Cái Mép – Thị Vải đang được thi công trụ đất, gia cố nền, hệ thống tiêu thoát nước đoạn từ cầu Mỏ Nhát đến giáp ranh đường liên cảng (4,4km). 

Được biết, trong năm 2020, đoạn còn lại từ cầu Mỏ Nhát đến quốc lộ 51 (dài 5,33km) sẽ tiếp tục thi công sau khi hoàn tất giải phóng mặt bằng. 

Dự án đường 991B là dự án hạ tầng quan trọng của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nối cụm cảng quốc tế Cái Mép – Thị Vải với Quốc lộ 51

Đường Hội Bài – Châu Pha (vành đai 4 nối dài)

Đường Hội Bài – Châu Pha là một trong những tuyến đường chính ở thị xã Phú Mỹ:

  • Cắt Quốc lộ 51, đường Hắc Dịch – Tóc Tiên
  • Nối với đường số 1 (mở rộng)
  • Nối tiếp với đường vành đai 4: Tại thị xã Phú Mỹ – BRVT, đường vành đai 4 dự kiến đi qua các xã Châu Pha, xã Tóc Tiên, xã Sông Xoài, rồi tiếp nối vào tuyến đường Hội Bài – Châu Pha với đến điểm cuối là cụm cảng Cái Mép – Thị Vải.

Xem thêm bài viết khác tại: Đường vành đai 4: Tuyến đường giao thông trọng điểm kết nối Bà Rịa – Vũng Tàu với các tỉnh quan trọng phía Nam

Lộ trình đường Vành đai 4 TPHCM

Đường mở rộng Quốc Lộ 56 (tuyến tránh TP Bà Rịa)

Tổng quan dự án

Dự án QL56 – tuyến tránh TP. Bà Rịa đi qua địa bàn TP. Bà Rịa và TX. Phú Mỹ, có điểm đầu tuyến giao với QL56 hiện hữu, cuối tuyến nối vào QL51 tại ngã ba giao với đường Láng Cát – Long Sơn. Dự án được khởi công từ tháng 12-2012, có tổng mức đầu tư 1.167 tỷ đồng. Chiều dài toàn tuyến 12.187m, được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng với 4 làn xe. Chiều rộng của tuyến đường bao gồm cả vỉa hè là 46m.

Quốc lộ 56, tuyến tránh TP Bà Rịa là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Tầm quan trọng của dự án quốc lộ 56 (tuyến tránh TP Bà Rịa)

  • Góp phần giảm thiểu lưu lượng vận tải hành khách và hàng hóa đi qua nội ô TP. Bà Rịa.
  • Rút ngắn khoảng cách vận chuyển hàng hóa từ các KCN và hệ thống cảng biển Cái Mép – Thị Vải ra tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu và Quốc lộ 1 đến các khu vực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên.
  • Giúp tăng tính kết nối đảo Long Sơn qua quốc lộ 51, có diện tích 2287 ha và diện tích cực đẹp của khu công nghiệp phức hợp Sonadezi Châu Đức khi nằm giữa hai tuyến Hội Bài – Châu Pha và 991B nối về cảng Cái Mép – Thị Vải hay tuyến Quốc lộ 56 nối về Long Sơn chỉ trong bán kính chưa tới 20km.
  • Chạy ôm dọc theo tuyến Biên Hòa – Vũng Tàu, giúp kết nối từ Đông Bắc sang Tây Tây Nam nối hai tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu hướng kết nối trực diện với cảng Cái Mép Thị Vải hoặc Đảo Long Sơn.

Sơ đồ kết nối hạ tầng giao thông giữa tuyến đường quốc lộ 56 tuyến tránh TP Bà Rịa và các tuyến đường khác

Đường liên cảng Cái Mép – Thị Vải

Tổng quan dự án

– Chủ đầu tư: Ban QLDA Giao thông khu vực cảng Cái Mép – Thị Vải

– Quy mô: chiều dài 21,3 km

– Điểm đầu tuyến giáp Cảng tổng hợp container Cái Mép hạ (huyện Tân Thành).

– Điểm cuối tại cảng Phước An (huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai).

– Dự án có tổng mức đầu tư 6.381 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, được chia làm 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1 dự án thực hiện tuyến đường liên cảng dài khoảng 19,65km, từ điểm cầu Km0+00 cảng tổng hợp container Cái Mép Hạ thuộc thị xã Phú Mỹ đến điểm cầu Km19+650, phường Mỹ Xuân, thị xã Phú Mỹ.
  • Giai đoạn 2 đầu tư xây dựng cầu Phước An vượt sông Thị Vải nối thị xã Phú Mỹ với huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) có chiều dài 3,26km.

Đường DT991B kết nối với đường vành đai 4, có điểm đầu giao với đường Hội Bài – Châu Pha, kết nối về cảng Cái Mép – Thị Vải

Tầm quan trọng của dự án Đường liên cảng Cái Mép – Thị Vải

Là cụm cảng có các chuyến tàu mẹ chở container đi trực tiếp châu Âu, châu Mỹ mà không phải trung chuyển qua nước thứ ba, tuy nhiên, hệ thống cảng Cái Mép – Thị Vải chưa phát huy được hiệu quả vì kết nối giao thông đến cảng chưa thuận lợi.

Do đó, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho rằng, với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống cảng Cái Mép – Thị Vải, việc đầu tư xây dựng dự án Đường liên cảng Cái Mép – Thị Vải để nối hệ thống cảng với cao tốc Bến Lức – Long Thành là hết sức cần thiết và cấp bách.

Dự án này đóng vai trò kết nối hạ tầng đồng bộ hệ thống cảng biển nhóm 5 với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng như các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ.

Khu vực Cái Mép Hạ đang xin đầu tư

Tiến độ dự án Đường liên cảng Cái Mép – Thị Vải

–  Tiến độ Giai đoạn 1 dự án

  • UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu mới đây đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc đề nghị cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn năm 2018 của dự án đường liên cảng Cái Mép – Thị Vải đến hết năm 2020.
  • Trước đó, năm 2018, dự án Đường liên cảng Cái Mép – Thị Vải (giai đoạn 1) được bố trí 181,64 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ tại Quyết định số 1972/QĐ-BKHĐT ngày 29/12/2017 của Bộ KHĐT về việc giao chi tiết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2018.
  • Đến hết ngày 25/12/2019, dự án đã giải ngân được 61,592 tỷ đồng, còn lại 120,048 tỷ đồng chưa giải ngân.

–  Tiến độ giai đoạn 2 dự án

Giai đoạn 2 của dự án sẽ xây dựng cầu dây văng Phước An vượt sông Thị Vải (nối tỉnh BR-VT với tỉnh Đồng Nai)

Dự án đầu tư xây dựng cầu Phước An (Bà Rịa – Vũng Tàu) nối với tỉnh Đồng Nai có chiều dài 3,26km với tổng mức đầu tư 4.879 tỷ đồng dùng nguồn vốn ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.

  • UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa có văn bản kiến nghị Thủ tướng xem xét, có ý kiến giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải cân nhắc bố trí 2.000 tỷ đồng vốn ngân sách trung ương cho dự án cầu Phước An, trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để tỉnh triển khai và hoàn thành dự án. Đồng thời, tỉnh cũng kiến nghị Thủ tướng giao cho tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và UBND tỉnh Đồng Nai khẩn trương hoàn tất các thủ tục liên quan để sớm khởi công xây dựng công trình trong năm 2021.
  • Trước đó vào ngày 17/4/2019, Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội đã có báo cáo thẩm tra số 1484/BC-UBTCNS14 gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị bố trí 500 tỷ đồng vốn ngân sách trung ương để đầu tư dự án.
  • Đến ngày 13/11/2019, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có Văn bản số 8742/BKHĐT-TH thống báo bố trí 242,5 tỷ đồng vốn ngân sách trung ương năm 2020 cho một số dự án của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, trong đó có dự án cầu Phước An.

Liên kết giao thông ở thị xã Phú Mỹ (BRVT)

Các dự án nổi bật khác

Ngoài ra, ở Phú Mỹ còn có một số dự án hạ tầng giao thông nổi bật khác có thể kể đến như:

  • Quốc lộ 51: hiện là tuyến đường huyết mạch xuyên suốt từ Biên Hòa (Đồng Nai) đi Vũng Tàu.
  • Mở tuyến Quốc lộ mới (tuyến liên tỉnh): 2 làn xe ô tô, chiều dài tuyến là khoảng 73km, trong đó đoạn trên địa phận tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu dài khoảng 36 km, vị trí tuyến: Nằm theo hướng Tây-Đông đi qua huyện: Long Thành (tỉnh Đồng Nai), thị xã Phú Mỹ, huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), cực Nam huyện Long Khánh (tỉnh Đồng Nai), huyện Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) và huyện Hàm Tân (tỉnh Bình Thuận).
  • Đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu: là dự án đi qua địa bàn 3 tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.
  • Cao tốc Bến Lức – Long Thành: kết nối các tỉnh miền Tây với nút giao bắt đầu từ đường cao tốc TP HCM – Trung Lương; kết thúc tại nút giao với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu.
  • Đường Phước Hòa – Cái Mép: được thiết kế thành 6 làn xe, kết nối QL 51 với đường Liên cảng Cái Mép – Thị Vải.
  • Đường Long Sơn – Cái Mép: giúp rút ngắn khoảng cách từ bán đảo Long Sơn đến cảng Cái Mép – Thị Vải.
  • Đường Vành đai 4: kết nối 5 tỉnh thành quan trọng của khu vực phía Nam: Vũng Tàu – Đồng Nai – Bình Dương – TP.HCM – Long An; tại thị xã Phú Mỹ – BRVT, đường vành đai 4 dự kiến đi qua các xã Châu Pha, xã Tóc Tiên, xã Sông Xoài, rồi tiếp nối vào tuyến đường Hội Bài – Châu Pha với đến điểm cuối là cụm cảng Cái Mép – Thị Vải.

Giao thông phát triển mạnh mẽ, hạ tầng đô thị chỉnh trang cùng những tiện ích hiện hữu góp phần tô điểm đô thị Phú Mỹ ngày càng văn minh. Từ đó, Phú Mỹ thu hút lượng lớn người lao động, chuyên gia trong và ngoài nước đến sinh sống, làm việc tại các KCN, cụm cảng biển. 

Với tốc độ phát triển mạnh mẽ như hiện nay, Phú Mỹ ngày càng mang dáng dấp của một đô thị công nghiệp và thành phố cảng hiện đại. Điều này giúp thị trường bất động sản trở nên sôi động, giàu tiềm năng cho thuê và gia tăng giá trị nhanh chóng.

 

TÓM TẮT CÁC THÔNG TIN

Các dự án giao thông trọng điểm ở Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu?

Cao tốc Biên Hòa – Vùng Tàu, đường Phước Hòa – Cái Mép, đường Hội Bài – Châu Pha, đường S, đường Liên cảng Cái Mép – Thị Vải, đường 991B,…

Định hướng quy hoạch phát triển của Phú Mỹ là gì?

Là trung tâm công nghiệp, cảng biển quốc tế, dịch vụ, du lịch và là đầu mối giao thông cảng quan trọng của vùng và quốc gia.

Vai trò của cảng Cái Mép – Thị Vải là gì?

Nằm trên trục 29/39 tuyến hàng hải lớn nhất thế giới, giúp kết nối các nước châu Á trên tuyến vận tải quốc tế đi các châu lục khác.

Bài viết liên quan