Theo quy hoạch của Thị Xã Phú Mỹ – tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2025, thị xã Phú Mỹ trở thành đô thị mới – thành phố cảng biển với nhiều hoạt động kinh tế sôi nổi. Vậy hiện trạng đô thị Phú Mỹ 2020 – 2021 thế nào? Lộ trình triển khai xây dựng các khu vực phát triển đô thị thị xã Phú Mỹ ra sao? Điều kiện để Phú Mỹ trở thành Thành Phố Cảng và cơ hội đầu tư trong tương lai? Datnendep.vn xin cập nhật một số thông tin mới nhất về thành phố cảng Phú Mỹ – Bà Rịa Vũng Tàu để quý khách hàng tham khảo đầu tư.
Hiện trạng đô thị Phú Mỹ 2020 – 2021
Hiện trạng thị xã Phú Mỹ 2020 – 2021
Sau đợt dịch bệnh hoành hành dẫn tới khủng hoảng trên toàn thế giới cũng là lúc các nhà đầu tư nhận ra trong các phân khúc bất động sản thì bất động sản nghỉ dưỡng là phân khúc bị tác động nhiều nhất bởi khủng hoảng, bất động sản công nghiệp và lân cận khu công nghiệp là phân khúc bền vững nhất.
Chính cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã kích hoạt làn sóng di rời các nhà máy ra khỏi Trung Quốc, cuộc khủng hoảng bởi Covid-19 hiện nay càng kích thích làn sóng này trở nên mạnh mẽ hơn. Chắc chắn một điều Việt Nam đang là lựa chọn số một và cũng là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ làn sóng di rời này. Nhờ đó mà trong tương lai gần bất động sản công nghiệp và bất động sản quanh khu công nghiệp đặc biệt với những vị trí cửa ngõ cảng biển quốc tế như Phú Mỹ là lựa chọn tối ưu đối với nhà đầu tư thông thái.
Sau cơn mưa trời lại sáng, đại dịch này rồi sẽ kết thúc, dòng tiền của nhà nước sẽ đổ vào nền kinh tế rất lớn thông qua các gói kích thích kinh tế, các dự án phát triển hạ tầng, các khoản hỗ trợ người dân … Phần lớn dòng tiền này sẽ được tích tụ và lại đổ vào kênh bất động sản. Những nhà đầu tư thông thái nắm rõ quy luật này nên họ vẫn đang âm thầm đi gom đất ở những nơi thị trường tốt nhất như thị xã Phú Mỹ, rồi khi thị trường sôi động trở lại sẽ là lúc họ bán ra để chốt lời.
Theo định hướng phát triển đến năm 2030, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ trở thành đô thị vệ tinh quan trọng, một trung tâm kinh tế lớn cả nước. Trong đó, thị xã Phú Mỹ được định hướng sẽ trở thành đô thị cảng biển. Với tốc độ phát triển công nghiệp nhanh, thị xã Phú Mỹ đang thu hút một lượng lớn người lao động đổ về đây định cư và làm việc. Theo thống kê của văn phòng UBND tỉnh, khu vực này hiện có hơn 80.000 lao động. Trong đó, lao động đến từ các địa phương khác chiếm đến 90%.
Thông tin quy hoạch Thị xã Phú Mỹ
Kinh tế Thị xã Phú Mỹ
Thị xã Phú Mỹ là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp nhất trên toàn địa bàn tỉnh. Hàng loạt các nhà máy lớn đã xây dựng như: Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ, nhà máy thép VINA-KYOEI, nhà máy luyện phôi thép Pomina 3, nhà máy phân bón NPK, nhà máy gạch men Mỹ Đức, nhà máy sản xuất thùng phuy, sản xuất hạt nhựa PVC, sản xuất nhựa đường, sản xuất ống thép, …
Tại thị xã này tập trung các khu công nghiệp nặng và năng lượng lớn: Khu công nghiệp khí – điện – đạm Phú Mỹ có tổng mức đầu tư hơn 6 tỷ USD với các nhà máy điện có tổng công suất lên đến 3900 MW, chiếm gần 40% tổng công suất điện năng của cả nước, nhà máy đạm Phú Mỹ có công suất 800.000 tấn phân đạm urê và 20.000 tấn amoniac/năm.
Xem thêm bài viết khác tại: Bản đồ quy hoạch thị xã Phú Mỹ – Bà Rịa Vũng Tàu 2021
Đất nền Phú Mỹ ngày càng hấp dẫn nhiều nhà đầu tư bởi quy hoạch cơ sở hạ tầng hoàn thiện
Giao thông thị xã Phú Mỹ
Hệ thống đường bộ:
- Quốc lộ 51: tuyến đường xương sống kết nối Biên Hòa – TP HCM với Bà Rịa – Vũng Tàu
- Tuyến cao tốc Biên Hòa Vũng Tàu: Đây là tuyến đường huyết mạch mà tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu dự kiến triển khai trong năm để giảm tải giao thông cho quốc lộ 51. Đồng thời, thuận lợi cho việc kết nối vùng với Đồng Nai.
- Tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành và Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây: dễ dàng kết nối giao thương với TP HCM cũng như các tỉnh khu vực miền Tây và miền Trung.
- Đường 81 ( đường Phú Mỹ – Tóc Tiên ) được mở rộng từ 15 m – 30 m.
- Đường Mỹ Xuân – Ngãi Giao được mở rộng từ 12 m – 30 m.
- Đường Hội Bài – Tóc Tiên 40 m.
- Đường Mỹ Xuân – Ngãi Giao mới kết nối cụm KCN 600Ha Hắc Dịch có lộ giới 30m đã được hoàn thành vào quý IV/2018
- Ngoài ra, còn có 1 số tuyến đường khác như: QL56, QL55, Vành Đai 3, Vành Đai 4…
Đường hàng không:
Gần sân bay Quốc tế Long Thành (sắp khởi công) và sân bay Lộc An (sắp khởi công) cú nhích thúc đẩy kinh tế, du lịch phát triển.
Đường thủy:
Sở hữu 2 cảng biển lớn: Cảng Hiệp Phước và Cảng quốc tế Cái Mép – Thị Vải dễ dàng giao lưu kinh tế với các tỉnh trên địa bàn cả nước và với nước bạn bằng đường thủy.
Các tuyến đường huyết mạch ở Phú Mỹ
Lộ trình triển khai xây dựng các khu vực phát triển đô thị thị xã Phú Mỹ
Theo quy hoạch đến năm 2025, thị xã Phú Mỹ trở thành đô thị mới – thành phố cảng biển với nhiều hoạt động kinh tế sôi nổi bậc nhất. Bên cạnh đó, với lợi thế riêng về luồng nước sâu, cảng Thị Vải sẽ là cảng biển chính của hệ thống Cảng Sài Gòn trong tương lai gần.
Theo điều chỉnh quy hoạch được Thủ tướng chính phủ phê duyệt đến năm 2030, thị xã Phú Mỹ bao gồm các khu chức năng như: Khu công nghiệp cảng phát triển theo hướng của chính phủ, khu dân dụng hình thành 06 khu đô thị với tổng quy mô 6.644 ha gồm: Khu đô thị (KĐT) Phú Mỹ có diện tích 1.382 ha, KĐT Mỹ Xuân có diện tích 1.625 ha, KĐT Phước Hòa có diện tích 1.081 ha, KĐT Hắc Dịch có diện tích 1.172 ha, KĐT Tóc Tiên có diện tích 378 ha, KĐT Tân Hải có diện tích 1.006 ha.
Lộ trình triển khai xây dựng các khu vực phát triển đô thị thị xã Phú Mỹ gồm 02 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (2017 – 2020): Tập trung huy động các nguồn lực đầu tư các dự án hạ tầng tạo động lực phát triển đô thị. Hoàn thiện và bổ sung các khu vực chức năng của đô thị và phát triển các KĐT Phú Mỹ, Mỹ Xuân, Phước Hòa, Hắc Dịch theo các quy hoạch chi tiết đã và đang triển khai.
- Giai đoạn 2 (2021-2025): Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư hạ tầng đô thị nhằm làm tiền đề nâng lên đô thị loại II vào năm 2030. Hoàn chỉnh không gian các KĐT trung tâm, phát triển không gian đô thị ra các KĐT Tóc Tiên và KĐT Tân Hải.
Vị trí cao tốc Bien Hoa – Vung Tau đoạn qua thị xã Phu My
Điều kiện để Phú Mỹ trở thành Thành Phố Cảng
Việc Phú Mỹ nâng tầm đô thị từ quy mô hành chính huyện lên thị xã là tiền đề quan trọng để TX.Phú Mỹ xây dựng chương trình phát triển đô thị TX. Phú Mỹ giai đoạn 2019 – 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, hướng đến mục tiêu đến năm 2025 Phú Mỹ cơ bản đạt các tiêu chí, chuẩn đô thị loại II và đạt yêu cầu để nâng cấp hành chính đô thị từ thị xã lên thành phố. Giai đoạn đến năm 2030, tiếp tục hoàn chỉnh đô thị loại II và đạt các tiêu chí, chức năng, vai trò là trung tâm công nghiệp, cảng biển quốc tế, dịch vụ, du lịch và là đầu mối giao thông cảng quan trọng của vùng và quốc gia.
Kinh tế tăng trưởng 2 con số, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ngày càng đồng bộ, quy mô hành chính nâng tầm từ huyện lên thị xã… Có thể nói, nhiệm kỳ 2015-2020 đánh dấu quá trình tăng tốc, bứt phá trên chặng đường phấn đấu đưa Phú Mỹ trở thành thành phố vào năm 2025.
Theo quy hoạch của Thị Xã Phú Mỹ (tỉnh BR-VT), đến năm 2025 thị xã Phú Mỹ trở thành đô thị mới, thành phố cảng biển với nhiều hoạt động kinh tế sôi nổi. Hiện, địa phương đang dồn sức để xây dựng hạ tầng, thiết chế cơ bản để hoàn thành các tiêu chí để công nhận đô thị mới. Vậy điều kiện để Phú Mỹ trở thành Thành phố Cảng là gì?
- Chức năng đô thị: là đô thị tỉnh lỵ, trung tâm tổng hợp cấp tỉnh, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh hoặc đô thị thuộc tỉnh, trung tâm chuyên ngành của vùng liên tỉnh, đầu mối giao thông, giao lưu của vùng liên tỉnh; có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của một vùng trong tỉnh, một tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với vùng liên tỉnh. Cụ thể, phát triển đô thị Phú Mỹ bền vững gắn với lợi thế về công nghiệp, cảng biển trong không gian quy hoạch phát triển của tỉnh và Vùng TPHCM; phát triển dịch vụ hậu cần cảng, dịch vụ hỗ trợ các khu công nghiệp và các loại hình dịch vụ kinh tế, xã hội phục vụ cho phát triển của đô thị.
- Đã được cấp có thẩm quyền công nhận là đô thị loại III trở lên.
- Quy mô dân số đạt từ 150.000 người trở lên.
- Mật độ dân số khu vực nội thành đạt từ 6.000 người/km2 trở lên.
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành đạt từ 80% trở lên so với tổng số lao động.
- Tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ – du lịch trong cơ cấu kinh tế đạt từ 80 trở lên.
- Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định tại khoản 5 Điều 12 Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị (sau đây gọi là Nghị định số 42/2009/NĐ-CP).
- Có quy hoạch chung đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt và có từ 70% trở lên các đơn vị hành chính trực thuộc có quy định chi tiết.
- Tỷ lệ số phường trên tổng số đơn vị hành chính cùng cấp trực thuộc đạt từ hai phần ba trở lên.
- Thời gian xây dựng đồng bộ từ 01 năm trở lên.
Liên kết giao thông ở thị xã Phú Mỹ (BRVT)
Cơ hội đầu tư của Thành Phố Cảng Phú Mỹ
“Thế chân vạc” đô thị – công nghiệp – cảng biển
Công nghiệp là một loại hình kinh tế đặc biệt, có tính đặc thù là sử dụng nhiều đất đai, thời gian tồn tại lâu dài, có ảnh hưởng sâu rộng đến kinh tế, xã hội và đặc biệt là môi trường.
Vì vậy, quy hoạch, lựa chọn địa điểm xây dựng, phát triển các vùng công nghiệp hay khu công nghiệp luôn phải đảm bảo nguyên tắc tối ưu như gần sân bay, bến cảng, các trục giao thông chính, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm, cung cấp các dịch vụ phục vụ trực tiếp cho sản xuất…
Trong các yếu tố này, vị trí của cảng biển là quan trọng nhất nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh.
Từ xa xưa chúng ta đã có Hội An có Phố Hiến và đến thời hiện đại là Hải Phòng, TP.HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Quảng Ninh, Nha Trang, Đà Nẵng… Những đô thị trẻ, năng động gắn với cảng biển và khu công nghiệp cũng đang hình thành như Dung Quất – Chu Lai (Quảng Ngãi), khu kinh tế Vân Phong (Nha Trang), Chân Mây (Huế), Vũng Áng (Hà Tĩnh)…
Rõ ràng xu hướng hình thành nên các đô thị trẻ gắn với hạt nhân là khu công nghiệp và cảng biển đang rất phát triển.
Mô hình này không chỉ khai thác được thế mạnh về dịch vụ hậu cần cảng biển, giảm tối đa chi phí logistics và thời gian thông quan… mà còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của vùng, địa phương.
Cơ hội đầu tư
Thị xã Phú Mỹ là một trong những trung tâm kinh tế có vị trí đặc biệt quan trọng là trung tâm công nghiệp – dịch vụ cảng, là đầu mối giao thông giao lưu trong tỉnh và của cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vai trò thúc đẩy sự phát triển Kinh tế – Xã hội toàn bộ vùng phía Tây của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Phú Mỹ là trung tâm của tứ giác kinh tế phía nam, nơi chỉ với 4 tỉnh gồm TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu đã đóng góp tới 45% GDP của toàn Việt Nam và tạo ra tới 40% lượng hàng hóa xuất khẩu ra thế giới của Việt Nam.
- Phú Mỹ nằm ở cửa ngõ cảng biển quốc tế lớn nhất Việt Nam, cũng là cảng đứng thứ 19 thế giới. Cùng với Hải Phòng, Phú Mỹ là một trong hai cửa ngõ thông thương quan trọng nhất của Việt Nam hiện nay.
- Phú Mỹ nằm trong tuyến hàng hải quan trọng bậc nhất trên thế giới, hàng năm có tới 5.3 nghìn tỷ USD giá trị thương mại lưu thông trên tuyến hàng hải này và mỗi ngày có khoảng 300 tàu vận tải kích thước trên 5.000 tấn lưu thông qua tuyến hàng hải này.
- Phú Mỹ thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được đánh giá là nơi có hạ tầng giao thông và hạ tầng xã hội tốt nhất tại Việt Nam hiện nay.
- Phú Mỹ có hàng loạt tuyến giao thông quan trọng chạy qua như tuyến đường QL51, tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành, tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, tuyến đường 319, tuyến đường QL55, tuyến đường QL56, tuyến đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu.
- Phú Mỹ là trung tâm của 3 sân bay lớn được quy hoạch sau này gồm có sân bay quốc tế Long Thành (cách 20Km), sân bay Lộc An (cách 25 Km), sân bay Gò Găng (cách 25 Km).
- Phú Mỹ có tới 9/15 khu công nghiệp lớn nhất tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với hàng loạt ngành công nghiệp phát triển như sản xuất điện, sản xuất thép, chế biến dầu khí, hóa chất, phân đạm, công nghiệp phụ trợ và may mặc…
- Phú Mỹ có nguồn thu ngân sách chiếm gần một nửa nguồn thu ngân sách của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, năm 2019 thu ngân sách của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là 89.000 tỷ thì riêng đóng góp của thị xã Phú Mỹ nhờ 2 lĩnh vực cảng biển và công nghiệp đã chiếm trên 30.000 tỷ.
- Phú Mỹ có tốc độ tăng trưởng thuộc hàng cao nhất của cả nước xét cả về kinh tế, hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội và con người. Riêng về tăng trưởng con người, khi mới lên thị xã vào tháng 04/2018 dân số của thị xã Phú Mỹ mới đạt 175.000 người, đến nay dân số của thị xã Phú Mỹ đạt khoảng 222.000 người. Như vậy chỉ sau hơn một năm dân số Phú Mỹ đã tăng trưởng khoảng 46.000 người tương đương với mức tăng tới 25%, một con số cực kỳ ấn tượng.
- Phú Mỹ đã đạt, thậm chí vượt chỉ tiêu trở thành đô thị loại 3 và trong tương lai Phú Mỹ được quy hoạch trở thành một thành phố cảng lớn nhất khu vực Phía Nam.
Tiềm năng của thị xã Phú Mỹ là rất lớn và mọi thứ đã hiện hữu trong khi xét về các yếu tố liên quan tới lĩnh vực bất động sản thì:
- Thứ nhất:quỹ đất dành cho phát triển đất ở, đặc biệt đất ở khu vực khu trung tâm gần các khu công nghiệp lớn là không có nhiều. Thường đầu tư vào những thứ khan hiếm sẽ mang lại lợi nhuận rất lớn cho nhà đầu tư.
- Thứ hai:so sánh giữa giá bán với tiềm năng hiện tại của Phú Mỹ thì biên độ tăng giá còn rất lớn. Đây cũng chính là phần thưởng dành cho những nhà đầu tư thông thái khi nhìn ra điểm đặc biệt này.
- Thứ ba:mặt bằng giá so với các khu vực lân cận đang chênh lệch khá lớn như giá đất ở TP.Hồ Chí Minh hiện cũng từ 20 – 60 triệu/m2, ở Đồng Nai hiện cũng từ 15 – 50 triệu/m2, ở Bình Dương từ 15 – 40 triệu/m2, ở TP.Vũng Tàu từ 30 – 70 triệu/m2. Riêng đất tại trung tâm thị xã Phú Mỹ chỉ từ 6 – 10 triệu/m2, khu trung tâm nhất cũng chỉ 20 – 30 triệu/m2. Như vậy có thể đánh giá Phú Mỹ là vũng trũng về giá so với khu vực xung quanh.
Hiện tại hạ tầng giao thông, hạ tầng các khu công nghiệp tại thị xã Phú Mỹ được đánh giá rất tốt. Mức tăng trưởng và tỷ lệ lấp đầy của các khu công nghiệp luôn đạt mức cao vì lợi thế là cửa ngõ của cảng biển.
Khi các ngành công nghiệp phát triển sẽ kéo theo hàng loạt nhu cầu từ sinh sống, mua sắm, vui chơi giải trí, học tập, … phát triển. Minh chứng cho sự phát triển cực kỳ cao của thị xã Phú Mỹ đó là dân số năm 2018 khi mới lên thị xã chỉ là 175.872 dân, đến năm 2019 dân số tăng lên 221.030 người, dân số thị xã Phú Mỹ đã tăng tới 45.000 người tương đương 25% chỉ trong vòng 1 năm. Như vậy có thể thấy ngay từ bây giờ, nhà đầu tư đánh giá và lựa chọn thị xã Phú Mỹ để đầu tư là quyết định hết sức khôn ngoan.
Với những nền tảng vững chắc về kinh tế, về hạ tầng giao thông, về hạ tầng xã hội, về mức độ phát triển thì thị trường bất động sản tại thị xã Phú Mỹ sẽ là thị trường tốt nhất ở khu vực phía nam cả trong hiện tại cũng như trong tương lai.