Đường vành đai 4: Tuyến đường giao thông trọng điểm kết nối Bà Rịa – Vũng Tàu với các tỉnh quan trọng phía Nam

Được sự chấp thuận của thủ tướng chính phủ, đường vành đai 4 đang trong quá trình xây dựng, góp phần giải quyết bài toán giao thông. Đường Vành đai 4 có vị trí chiên lược đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của các tỉnh thành phía Nam, trong đó có Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Đường Vành đai 4, một trong những tuyến đường giao thông trọng điểm của khu vực Nam Bộ
Đường Vành đai 4, một trong những tuyến đường giao thông trọng điểm của khu vực Nam Bộ

Khởi công xây dựng tuyến đường Vành đai 4: Bất động sản Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, Bình Dương hưởng lợi

Vừa qua, thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1698/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường Vành đai 4 – TPHCM.

Theo đó, đường vành đai 4 có tổng chiều dài 196,5km, với quy mô 6 – 8 làn xe, có đường song hành hai bên và các hành lang để bố trí cây xanh, các công trình hạ tầng kỹ thuật, dự trữ mở rộng. Lộ giới lớn nhất khoảng 121,5 m. Tuyến đường đươc xây dựng theo tiêu chuẩn kỹ thuật loại A; vận tốc thiết kế 80 – 100 km/h.

Sơ đồ đường Vành đai 4
Sơ đồ đường Vành đai 4

Đường Vành Đai 4 đi qua 2 huyện Tân Uyên và Bến Cát tỉnh Bình Dương. Kết nối 5 tỉnh thành quan trọng của khu vực phía Nam: Vũng Tàu – Đồng Nai – Bình Dương – TP.HCM – Long An với tổng số vốn đầu tư lên đến khoảng 98.537 tỷ đồng.

Phạm vi dự án với điểm đầu nằm ở nút giao Bến Lức, nơi giao giữa đường cao tốc TPHCM – Trung Lương với đường tỉnh 830 thuộc địa phận thị trấn Bến Lức, tỉnh Long An. Điểm cuối kết nối với đường trục Bắc Nam nằm trong khu quy hoạch cảng Hiệp Phước thuộc địa phận xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TPHCM.Xem thêm các bài viết khác tại: Đất nền Bà Rịa – Vũng Tàu

Lộ trình đường Vành đai 4 TPHCM
Lộ trình đường Vành đai 4 TPHCM

Sau khi hình thành, tuyến đường này có vai trò tiếp nhận và giải tỏa lưu lượng giao thông từ miền Tây Nam bộ, giảm tải và hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông trên các tuyến đường nội đô TPHCM.

Ngoài ra, tuyến đường cũng tạo điều kiện thuận lợi kết nối các tỉnh trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, kết nối khu vực đồng bằng sông Cửu Long với khu vực miền Đông nam bộ với khu cảng Hiệp Phước, cảng Long An góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa, tạo điều kiện phát triển dịch vụ cảng.

Sơ đồ tuyến đường Vành đai 3 và Vành đai 4
Sơ đồ tuyến đường Vành đai 3 và Vành đai 4

Trong đó, quy hoạch tuyến đường đi qua địa giới hành chính của 12 huyện thuộc 05 tỉnh, thành phố: tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (01 huyện): huyện Tân Thành; Tỉnh Đồng Nai (03 huyện): các huyện Long Thành, Trảng Bom, Vĩnh Cửu; Tỉnh Bình Dương (02 huyện): các huyện: Tân Uyên, Bến Cát; Thành phố Hồ Chí Minh (02 huyện): các huyện Củ Chi, Nhà Bè; Tỉnh Long An (04 huyện): các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc.

Đường Vành đai 4 đi qua 5 tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, TPHCM, Bà Rịa - Vũng Tàu và Long An
Đường Vành đai 4 đi qua 5 tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, TPHCM, Bà Rịa – Vũng Tàu và Long An

Quy mô và quy hoạch đường Vành đai 4

Đường Vành đai 4 – TP.HCM bắt đầu tại điểm giao với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu tại Km 40 + 000 (khu vực Phú Mỹ), tuyến hướng về sân bay quốc tế Long Thành, giao với cao tốc Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây (Km 39 + 150), tuyến hướng lên phía Bắc giao với quốc lộ 1A tại thị trấn Trảng Bom (Km 1834 + 700), vượt sông Đồng Nai tại cầu Thủ Biên, giao với quốc lộ 13 (Km 30 + 700) tại Bến Cát, vượt sông Sài Gòn tại cầu Phú Thuận, giao cắt quốc lộ 22 (Km 23 + 500) tại Củ Chi, đi song song ĐT.823 đến thị trấn Hậu Nghĩa, đi song song với đường ĐT.824 và ĐT.830, qua thị trấn Bến Lức, giao cắt với đường cao tốc Tp.HCM – Trung Lương, quốc lộ 1A tại Khu công nghiệp Long Hiệp, giao với quốc lộ 50 (Km 19 + 900) đến điểm cuối nối với đường trục Bắc Nam tại Khu đô thị – cảng Hiệp Phước TP.HCM.

Trong đó, đoạn Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (giao với đường cao tốc Biên Hòa – Đồng Nai) đến Trảng Bom – Đồng Nai (Quốc lộ 1A) sẽ cắt ngang địa phận tỉnh Đồng Nai, chạy song song với quốc lộ 51 và đi ngang qua sân bay Long Thành. Theo tiến độ dự án, đoạn đường này phải được hoàn thành trước năm 2020.Xem thêm các bài viết khác tại: Đất nền thị xã Phú Mỹ (BRVT)

Đường Vành đai 4 đi qua Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ cắt ngang địa phận tỉnh Đồng Nai và sân bay Long Thành
Đường Vành đai 4 đi qua Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ cắt ngang địa phận tỉnh Đồng Nai và sân bay Long Thành

Diện tích đất chiếm dụng để xây dựng tuyến đường theo quy hoạch khoảng 2.061 ha, trong đó diện tích đất chiếm dụng trên từng địa phương dự kiến như sau: Bà Rịa – Vũng Tàu khoảng 184 ha; Đồng Nai khoảng 273 ha, thành phố Hồ Chí Minh khoảng 452 ha; Bình Dương khoảng 441 ha, Long An khoảng 711 ha.

Hiện tại, nghiên cứu tiền khả thi dự án vành đai 4 đoạn Bến Lức – Hiệp Phước đã được trình bộ GTVT và có thể thi công vào quý III/2019 cũng như tiếp tục triển khai các khu vực còn lại trong dự án.

Quy hoạch các đường Vanh đai TPHCM bao gồm Vành đai 2, 3 và Vành đai 4
Quy hoạch các đường Vanh đai TPHCM bao gồm Vành đai 2, 3 và Vành đai 4

Lợi ích của đường Vành đai 4 đối với phát triển kinh tế

Theo các chuyên gia nhận định, tuyến đường vành đai 4 sẽ giúp hạ tầng và việc thông thương khu Tây và khu Đông Nam Bộ phát triển và ngày càng trở nên thuận tiện. Trong đó, sự phát triển của hạ tầng sẽ làm gia tăng giá trị của bất động sản. Thực tế cho thấy, ở nơi có hạ tầng giao thông công cộng thuận tiện sẽ thúc đẩy kinh tế – xã hội ở địa phương phát triển và giá trị bất động sản tăng cao.

Bên cạnh đường vành đai 4, Trảng Bom kết nối thuận lợi với hệ thống hạ tầng giao thông như: đường cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây, đường sắt cao tốc Bắc – Nam, Quốc lộ 1A tránh thành phố Biên Hòa, Quốc lộ 20 đi Đà Lạt – Lâm Đồng, tuyến đường vành đai nối Khu công nghệ cao Giang Điền với sân bay Quốc tế Long Thành đang xây dựng…

Cùng với đó, với lộ trình trở thành thị xã vào năm 2020, Trảng Bom ngày càng khẳng định vị trí kinh tế chiến lược trong tỉnh nói riêng và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung. Trong đó, với lợi thế sở hữu khu công nghiệp Bàu Xéo – 1 trong 4 KCN lớn nhất tỉnh Đồng Nai với diện tích lên đến hơn 499 ha cùng với đường vành đai 4 kéo dài trên địa bàn, xã Tây Hòa hội tụ đầy đủ những yếu tố cho sự phát triển kinh tế – xã hội và mang đến những cơ hội đầu tư bất động sản hấp dẫn.

Xem thêm: khu đất nền Eco City Phú Mỹ Bà Rịa mới chào bán 05.2020

TÓM TẮT CÁC THÔNG TIN

Đường vành đai 4 nối các tỉnh nào?

Đường vành đai 4 kết nối 5 tỉnh thành quan trọng của khu vực phía Nam: Vũng Tàu – Đồng Nai – Bình Dương – TP.HCM – Long An

Đường vành đai 4 dài bao nhiêu km? Bao nhiêu làn xe?

Đường vành đai 4 có tổng chiều dài 196,5km, với quy mô 6 – 8 làn xe.
Lộ giới lớn nhất khoảng 121,5 m. Tuyến đường đươc xây dựng theo tiêu chuẩn kỹ thuật loại A; vận tốc thiết kế 80 – 100 km/h.

Đường vành đai 4 đi qua khu vực nào của Phú Mỹ – Bà Rịa Vũng Tàu?

Tại thị xã Phú Mỹ – BRVT, đường vành đai 4 dự kiến đi qua các xã Châu Pha, xã Tóc Tiên, xã Sông Xoài, rồi tiếp nối vào tuyến đường Hội Bài – Châu Pha với đến điểm cuối là cụm cảng Cái Mép – Thị Vải.

Bản đồ đường vành đai 4 do datnendep.vn tổng hợp

Quy hoạch các đường Vanh đai TPHCM bao gồm Vành đai 2, 3 và Vành đai 4

Sơ đồ tuyến đường Vành đai 3 và Vành đai 4


Lộ trình đường Vành đai 4 TPHCM