Với lợi thế sở hữu cảng biển nước sâu Thị Vải – Cái Mép và quy hoạch đồng bộ các khu công nghiệp, ngành logistics, thị xã Phú Mỹ Bà Rịa – Vũng Tàu đang được xem là làn sóng mới cho các nhà đầu tư bất động sản. Đặc biệt, hiện tại cùng với quy hoạch khu đô thị mới, Phú Mỹ đã chi hàng trăm tỷ cho việc xây dựng, mở rộng và kết nối hạ tầng, nhất là các tuyến đường huyết mạch như Quốc lộ 51, Quốc lộ 56,… Điều này đã tạo nên đòn bẩy, thúc đẩy giá trị bất động sản và góp phần tạo nên “cơn sốt” đất Phú Mỹ trong khoảng thời gian gần đây.

Mục lục bài viết
Hệ thống giao thông đồng bộ
Nằm trong vùng tứ giác kinh tế trọng điểm phía Nam, Bà Rịa – Vũng Tàu không chỉ có tiềm năng vượt trội về phát triển nghỉ dưỡng, du lịch mà còn là trục giao thông quan trọng nối các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam Bộ. Trong đó:
- Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận và Biển Đông.
- Phía Tây giáp TPHCM.
- Phía Nam giáp Biển Đông.
- Phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai.
Sơ đồ liên kết vùng của Phú Mỹ
Theo quy hoạch phát triển, thị xã Phú Mỹ sẽ trở thành đô thị loại III vào năm 2020 và cho đến năm 2030, Phú Mỹ sẽ phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp, cảng biển – dịch vụ hậu cần cảng dựa vào việc sở hữu cảng Thị Vải – Cái Mép, cụm cảng quốc tế duy nhất ở Việt Nam mà có các chuyển tàu chở container đi trực tiếp sang các nước châu Âu, châu Mỹ mà không cần phải qua một nước thứ ba.
Hiện tại, theo Alphaliner (tổ chức chuyên cung cấp thông tin về vận tải biển), khu bến cảng Cái Mép đang có mức tăng trưởng ấn tượng liên tục qua các năm 2015 (tăng 28%), 2016 (35%), 2017 (22,6%) và nằm trong nhóm các cảng tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới, cao thứ 6 trên thế giới và cao nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Do đó, để ưu tiên phát triển hệ thống cảng Cái Mép – Thị Vải thành hệ thống cảng trung chuyển quốc tế, Chính phủ đã triển khai và đầu tư các hạng mục trọng điểm giao thông. Trong đó ưu tiên thu hút đầu tư xây dựng các tuyến đường kết nối các vùng tỉnh và đô thị động lực của tỉnh thuộc các hành lang kinh tế. Theo đó, một số dự án trọng điểm có thể kể đến như: tuyến đường sắt và đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (đoạn Biên Hòa – Phú Mỹ), cầu Phước An, đường liên cảng Cái Mép – Thị Vải, đường Phước Hòa – Cái Mép, đường 991B,…
Xem thêm chi tiết tại: Phân tích tiềm năng đất nền Phú Mỹ (BRVT)

Đặc biệt trong quý 4/2019, Phú Mỹ sẽ chi hàng trăm tỷ để mở con đường 4 làn xe nối 2 cung đường quốc lộ huyết mạch là Quốc lộ 51 và Quốc lộ 56. Cung đường này có chiều rộng 20,5 m, với quy mô 4 làn xe, thuộc địa phận xã Tân Hải, thị xã Phú Mỹ. Khi cung đường này hoàn thành, nó ngay lập tức sẽ trở thành 1 trong 3 trục đường huyết mạch của Phú Mỹ, nối liền Quốc lộ 51 (nối Phú Mỹ với Long Thành) và Quốc lộ 56 (nối Phú Mỹ với TP Long Khánh).
Trong đó, dự án Quốc lộ 56 – tuyến tránh TP Bà Rịa được xem là tuyến đường quan trọng bậc nhất trong khu quy hoạch đô thị trung tâm tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong tương lai.

Xem thêm chi tiết tại: Các khu công nghiệp lớn ở thị xã Phú MỹĐược biết, Quốc lộ 56 – tuyến tránh TP Bà Rịa đi qua địa bàn TP Bà Rịa và Thị xã Phú Mỹ, có điểm đầu tuyến giao với Quốc lộ 56 hiện hữu, cuối tuyến nối vào Quốc lộ 51 tại ngã ba giao với đường Láng Cát – Long Sơn. Dự án được khởi công từ tháng 12/2012, có tổng mức đầu tư lên đến 1167 tỷ đồng. Chiều dài toàn tuyến là 12187m, được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng với 4 làn xe, chiều rộng bao gồm cả vỉa hè là 46m. Dự án này sau khi đi vào hoạt động sẽ góp phần giảm thiểu lưu lượng vận tải hành khách và hàng hóa đi qua nội ô TP Bà Rịa, rút ngắn khoảng cách vận chuyển hàng hóa từ các khu công nghiệp, hệ thống cảng biển Cái Mép – Thị Vải ra tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu và Quốc lộ 1 đến các khu vực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên.

Bên cạnh đó, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng có quyết định phê duyệt Đồ án Quy hoạch tổng thể Giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới giao thông vận tải, đảm bảo phát triển hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, bền vững, đáp ứng các yêu cầu phát triển về kinh tế – xã hội; đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội; xác định và huy động các nguồn lực.
Trong đó ngoài quốc lộ 51 đoạn tỉnh dài 38 km, quốc lộ 55 và quốc lộ 56, tỉnh còn mở tuyến Quốc lộ mới (tuyến liên tỉnh) với chiều dài khoảng 73 km có đoạn đi qua địa phận tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (36 km), nằm theo hướng Tây – Đông đi qua huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai) và thị xã Phú Mỹ, huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).
Xem thêm chi tiết tại: Đơn vị hành chính của thị xã Phú Mỹ (BRVT)
Ngoài ra, tỉnh còn triển khai nhiều hệ thống bến xe, kho bãi, Logistic trong tương lai như bến kỹ thuật của xe buýt, xe taxi, cụm kho trung chuyển hàng ở các bến cảng với tổng diện tích khoản 412 ha, bổ sung quy hoạch dự kiến Trung tâm ICD tại Thị xã Phú Mỹ; Trung tâm Logistic tại khu Cái Mép Hạ thuộc phường Phước Hòa, thị xã Phú Mỹ.
Với tổng vốn đầu tư lên tới 3000 tỷ đồng, tuyến đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu với quy mô 4 – 6 làn xe dự kiến hoàn thành vào năm 2021 sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế trọng điểm phía Nam. Đặc biệt trong thời gian tới, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu dự kiến đầu tư thêm hai sân bay Hồ Tràm và Gò Găng kết nối các sân bay này với sân bay quốc tế Long Thành.
Trong đó sân bay Gò Găng được quy hoạch là sân bay chuyên dùng. Còn sân bay Hồ Tràm do Công ty trách nhiệm hữu hạn Dự án Hồ Tràm đề xuất thực hiện đầu tư tại xã Lộc An, xã Láng Dài, huyện Đất Đỏ, chuyên phục vụ cho phát triển du lịch trên địa bàn huyện nói riêng và cả tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói chung. Dự kiến sẽ là cú hích thúc đẩy hơn nữa lượng khách nước ngoài đến tham quan và du lịch.

Nhà đầu tư đua nhau gom đất, đẩy thị trường Phú Mỹ cuối năm lên đến đỉnh điểm
Theo thông tin ghi nhận được, trong ba tháng đầu năm 2019, lượng khách du lịch đến Bà Rịa – Vũng Tàu tăng 28%, trong đó lượng khách quốc tế tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này khiến tổng doanh thu từ du lịch trong quý 1/2019 đạt 2850 tỷ, tăng 16% so với quý 1/2018. Dự kiến đến năm 2025, tổng doanh thu du lịch cán mốc 31 000 tỷ đồng, đón 44 triệu lượt khách, trong đó có 2 triệu lượt du khách quốc tế.
Ở thời điểm hiện tại, quỹ đất còn lại của Phú Mỹ, đặc biệt khu vực xã Tân Hải hầu như đều là đất nông nghiệp, những lô đất thổ cư đẹp tại đây còn lại rất ít, các vị trí đắc địa hầu như không còn. Do đó, nhu cầu “săn đất” Phú Mỹ, đặc biệt quanh xã Tân Hải – nơi trục đường đang tiến hành khởi công xây dựng các tuyến Quốc lộ trọng điểm tăng mạnh khiến các trung tâm môi giới mọc lên như nấm. Tại trung tâm công chứng nhà đất ở Phú Mỹ, những ngày trong tuần, số lượng người công chứng đông đến nghẹt thở. Thị trường bất động sản Bà Rịa – Vũng Tàu đang bước vào giai đoạn cao trào, mở ra nhiều cơ hội mới cho những người nhanh nhạy, biết đón đầu xu hướng đầu tư.
Xem thêm chi tiết tại: 3 lý do khiến đất nền Phú Mỹ được xem là khoản đầu tư “hời”
Điểm sáng của bất động sản Phú Mỹ
Là một trong số ít những khu đất thổ cư được quy hoạch đất ở tại vị trí trung tâm thị xã Phú Mỹ, ODICO Phú Mỹ 1 được xem là điểm sáng nổi bật nhất thu hút các nhà đầu tư không chỉ bởi vị trí thuận lợi mà còn do tiềm năng kinh tế vượt bậc trong tương lai.
Nằm ở xã Tân Hải, thị xã Phú Mỹ, chỉ cách mặt tiền Quốc lộ 56 180m, ODICO Phú Mỹ 1 sở hữu vị trí đắc địa khi nằm ở khu dự kiến là trung tâm của toàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong thời gian sắp tới. Ảnh hưởng trực tiếp bởi quy hoạch giao thông đồng bộ của tỉnh, cụ thể là tuyến đường Quốc lộ 56, đường Hùng Vương, đường 48m nối Quốc lộ 51 đến TP Long Khánh (tỉnh Đồng Nai), ODICO Phú Mỹ 1 thừa hưởng đầy đủ những ưu thế về cơ sở hạ tầng của tỉnh và cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp có thể kể đến như: núi Dinh, Suối Đá,…
Chỉ cách khu du lịch Suối Đá 2 phút đi xe, ODICO Phú Mỹ 1 không chỉ gần khu dân cư, trường học, chợ,… mà còn cách nhà thờ, các chùa chiền, là điểm đến du lịch tâm linh nổi tiếng của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu như chùa Khỉ, chùa Pháp Hoa, chùa Phổ Đà, chùa Từ Nhãn, chùa Phổ Hiền, chùa Niết Bàn,…
Lấy thiên nhiên làm cảm hứng chủ đạo, ODICO Phú Mỹ 1 hứa hẹn sẽ là điểm đến lý tưởng cho cư trú, nghỉ dưỡng cũng như là cơ hội đầu tư vàng cho những người thông thái biết nắm bắt xu thế thị trường.
