Địa ốc TPHCM chững lại: Cơ hội cho Bà Rịa – Vũng Tàu phát triển

Cuối năm 2019, thị trường địa ốc TPHCM ảm đạm ở nhiều phân khúc. Sự khan hiếm nguồn hàng mới tại TPHCM khiến nhu cầu đầu tư bất động sản đổ mạnh về các thị trường tỉnh như Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Đồng Nai,… Hơn nữa, xu hướng này được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng trong các tháng cuối năm và đầu năm tới.

Địa ốc TPHCM chững lại, cơ hội vàng cho các bất động sản vùng ven như Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai,...
Địa ốc TPHCM chững lại, cơ hội vàng cho các bất động sản vùng ven như Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai,…

Tình hình thị trường TPHCM hiện tại: ảm đạm ở nhiều phân khúc

Hết quý III, báo cáo nghiên cứu thị trường bất động sản TP HCM của một số đơn vị tư vấn như JLL Việt Nam, DKRA Việt Nam bắt đầu được công bố, hé lộ bức tranh không mấy khả quan ở một vài phân khúc. Ngoài điểm sáng duy nhất về nguồn cung tăng vọt ở thị trường căn hộ ( hơn 17.000 căn được mở bán, gồm 60% từ một dự án quận 9) thì các phân khúc như đất nền, nhà phố, biệt thự ở TPHCM đều khá trầm lắng.

Theo JLL Việt Nam, lượng mở bán nhà phố, biệt thự thấp trong quý chỉ đạt 229 căn, thấp kỷ lục trong 5 năm gần nhất, do nguồn cung mới hạn chế. Với đất nền, DKRA Việt Nam khẳng định nguồn cung đã giảm dần trong 2 năm gần đây. Toàn thị trường quý III chỉ có 3 dự án được ra mắt, giảm 38% cùng kỳ năm trước với tỷ lệ tiêu thụ đạt 75%, tương đương 2 quý đầu năm.

Lượng cung và lượng tiêu thụ đất nền ở TPHCM từ Quý I/2018 - Quý III/2019
Lượng cung và lượng tiêu thụ đất nền ở TPHCM từ Quý I/2018 – Quý III/2019

Giới chuyên gia cho rằng quý IV, các phân khúc đất nền, căn hộ, nhà liền thổ ở TPHCM khó có được sự đột biến. Đất nền sẽ tiếp tục duy trì sự khan hiếm, nguồn cung căn hộ sẽ giảm mạnh, còn nhà phố, biệt thự có lượng mở bán chỉ bằng một nửa năm trước.

Theo ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc bộ phận phân phối và tiếp thị DKRA Việt Nam nhận định, ngược lại với tình trạng của TPHCM thì đất nền các khu vực lân cận như Long An, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu khá sôi động. Trong đó, tỷ lệ tiêu thụ ổn định, lần lượt đạt 70% và 89%.

Nhận định này cũng góp phần củng cố thêm cho khuyến nghị của Hiệp hội bất động sản TP HCM (HoREA) thời gian gần đây, trong một văn bản đề xuất các mô hình phát triển nhà ở đáp ứng tình trạng gia tăng dân số tại TP HCM. Theo đó, khả năng đáp ứng nhu cầu nhà ở tại TP HCM vẫn thấp hơn nhiều so với bình quân cả nước thì việc chuyển dịch mô hình phát triển nhà ở ra các tỉnh giáp ranh, tạo thành các khu dân cư quy mô lớn là phù hợp.

Theo HoREA, các địa phương được HoREA chỉ ra như Đức Hòa, Cần Giuộc, Bến Lức (Long An); Dĩ An, Thuận An, Thủ Dầu Một (Bình Dương); Biên Hòa, Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom (Đồng Nai); Phú Mỹ, Tân Thành, Bà Rịa, Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu). Đây đều là các đô thị vệ tinh của TP HCM, được kỳ vọng góp phần cơ cấu lại sản xuất và dân cư trong toàn vùng.

Các đô thị vệ tinh của TP HCM được kỳ vọng góp phần cơ cấu lại sản xuất và dân cư trong toàn vùng
Các đô thị vệ tinh của TP HCM được kỳ vọng góp phần cơ cấu lại sản xuất và dân cư trong toàn vùng

Cơ hội cho các tỉnh vùng ven

Quy hoạch xây dựng vùng TP HCM trong tương lai bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính TP HCM và 7 tỉnh lân cận là Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai, Tiền Giang. Trong đó, TP HCM là hạt nhân chủ đạo.

Long An là địa phương trung gian giữa TP HCM và Đồng bằng sông Cửu Long, được cho là khu vực hưởng lợi lớn từ hạ tầng. Bên cạnh tuyến cao tốc TP HCM – Trung Lương, Long An còn có tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành kết nối các huyện của Long An với TP HCM và Đồng Nai. Đồng thời, dự án cũng tạo ra một trục phát triển mới gắn kết Long An với hệ thống cảng quốc tế Hiệp Phước, Cát Lái, Cái Mép – Thị Vải và sân bay Long Thành.

Cảng Cái Mép - Thị Vải, định hướng xây dựng cảng biển quốc tế hàng đầu khu vực ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Cảng Cái Mép – Thị Vải, định hướng xây dựng cảng biển quốc tế hàng đầu khu vực ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Nắm trong tay nhiều lợi thế về địa lý, tài nguyên khoáng sản, Bà Rịa – Vũng Tàu luôn là tỉnh có tốc độ phát triển hàng đầu cả nước, đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp, du lịch, khai thác khoáng sản. Với mục tiêu đưa cảng Cái Mép trở thành cầu nối giao thương quốc tế đường biển quan trọng sánh ngang với cảng Thượng Hải, Singapore hay Hồng Kông,… tỉnh và Nhà nước không ngừng tạo điều kiện đầu tư, thúc đẩy các giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác hệ thống cảng Cái Mép. Nhờ đó, các dịch vụ cảng biển và logistics phát triển mạnh mẽ, thu hút vốn đầu tư hàng tỷ USD của các ông lớn trong và ngoài nước.

Xem thêm chi tiết tại: Phân tích tiềm năng đất nền Phú Mỹ

Nói về thị trường bất động sản đang ngày một “sốt” do chạy theo nhiều dự án lớn trên, một nhà đầu tư cho rằng so với các thị trường bất động sản vùng ven của TP.HCM như Long An, Bình Dương, Đồng Nai thì Bà Rịa – Vũng Tàu được xem là thị trường mới nổi. Tuy nhiên, Bà Rịa – Vũng Tàu mới là địa bàn “nóng” nhất trong các thị trường bất động sản vệ tinh tính đến thời điểm hiện tại.

Giá trị bất động sản Phú Mỹ đang ngày càng tăng cao do hệ thống hạ tầng giao thông hoàn thiện
Giá trị bất động sản Phú Mỹ đang ngày càng tăng cao do hệ thống hạ tầng giao thông hoàn thiện

Không phải ngẫu nhiên mà gần đây giới đầu tư địa ốc tỏ ra quan tâm đặc biệt đến thị trường Bà Rịa – Vũng Tàu. Theo phân tích của các chuyên gia, Bà Rịa – Vũng Tàu là địa phương hội đủ các các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để trở thành một tỉnh phát triển công nghiệp, du lịch tiềm năng của miền Đông Nam Bộ nhờ có đường bờ biển đẹp trải dài.

Xem thêm chi tiết tại: Khách hàng đầu tư Phú Mỹ hưởng lợi gì từ tăng trưởng du lịch?

Đặc biệt, quy hoạch xây dựng vùng TP. HCM đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh xác định tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thuộc tiểu vùng phía Đông nằm trên trục hành lang phía Đông Nam dọc Quốc lộ 51, gồm chuỗi các đô thị Phú Mỹ, Bà Rịa, Vũng Tàu. Theo đó, Bà Rịa – Vũng Tàu từ lâu được đánh giá như “trái tim của du lịch biển” của khu vực Đông Nam bộ.

Thị xã Phú Mỹ - Vùng "đất vàng" nổi lên nhờ tiềm năng phát triển vượt bậc ở Bà Rịa - Vũng Tàu
Thị xã Phú Mỹ – Vùng “đất vàng” nổi lên nhờ tiềm năng phát triển vượt bậc ở Bà Rịa – Vũng Tàu

Thêm vào đó, sự bứt phá mạnh mẽ trong phát triển hạ tầng kết nối liên vùng đã khiến Bà Rịa – Vũng Tàu có nhiều tiềm năng phát triển hơn bao giờ hết. Đặc biệt, chỉ trong một thời gian rất ngắn, nhiều đại gia bất động sản đã mạnh tay rót hàng chục nghìn tỷ đầu tư vào đây, đang mở ra nhiều tiềm năng cho thị trường bất động sản của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói chung và các khu vực mới nổi như thị xã Phú Mỹ, Bình Châu nói riêng.

Xem thêm chi tiết tại: Hệ thống giao thông đồng bộ – Đòn bẩy thúc đẩy giá trị bất động sản Phú Mỹ

Việc hàng loạt dự án lớn đổ xô về Bà Rịa-Vũng Tàu đã đẩy giá đất ở đây lên cao. Hiện tại, đất nền ở khu vực trung tâm Bà Rịa, Tân Thành, Châu Đức… tăng mạnh. Với phân khúc đất nền, nhà phố tại một số dự án gần khu vực trung tâm TP. Bà Rịa đang được giao dịch ở mức từ 35-40 triệu đồng/m2, tương đương khoảng từ 3,5-4 tỷ đồng/căn.

Khu du lịch FLC núi Dinh
Khu du lịch FLC núi Dinh

Trong khi đó, ở Đồng Nai, nhiều dự án kết nối với TP HCM như cầu Long Thành 2 nối Long Thành với quận 9 và cầu Cát Lái nối huyện Nhơn Trạch với quận 2. Các dự án hạ tầng nổi bật khác kết nối giao thương như sân bay Long Thành, cao tốc Bến Lức – Long Thành, cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt, đường Vành đai 3. Đồng thời, tỉnh đang tiếp tục xúc tiến chủ trương xây dựng cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, kéo dài tuyến metro số 1 từ quận Thủ Đức đến TP Biên Hòa.

Đức Hòa tập trung tới 20 khu công nghiệp, cụm công nghiệp của tỉnh. Trong xu hướng bùng nổ của ngành bất động sản khu công nghiệp tại Việt Nam, Long An được xem là lựa chọn mới bên cạnh 2 thủ phủ công nghiệp truyền thống là Bình Dương và Đồng Nai, theo nhận định từ JLL Việt Nam. Đơn vị này còn cho biết ngành công nghiệp có tiềm năng phát triển mạnh mẽ này sẽ mang một lượng lớn nguồn nhân lực đổ về Long An, hứa hẹn kênh đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư nắm bắt cơ hội đáp ứng nhu cầu nhà ở còn thiếu hụt.