Gần đây, công an các tỉnh thành TPHCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Thuận đã điều tra về các hoạt động kinh doanh bất động sản trái phép của Công ty cổ phần địa ốc Alibaba. Kết quả, UBND xã và chính quyền đã tiến hành cưỡng chế 8 dự án ở Thị xã Phú Mỹ và mới đây nhất vào chiều ngày 18/9 công an đã phong tỏa và bắt khẩn cấp Nguyễn Thái Lĩnh, Nguyễn Thái Luyện với tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Mục lục bài viết
Chủ tịch và giám đốc Alibaba bị bắt: Thực hư câu chuyện vẽ đất bán nền
Theo đó, chiều 18/9/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã kiểm tra, khám xét trụ sở Công ty cổ phần địa ốc Alibaba trên đường Kha Vạn Cân, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức. Đồng thời tiến hành bắt giữ chủ tịch HĐQT là ông Nguyễn Thái Luyện và giám đốc công ty Nguyễn Thái Lĩnh để điều tra hành vi lừa đảo.
Được biết, công ty Alibaba được thành lập vào ngày 6/5/2016 với ngành nghề kinh doanh chính là môi giới, kinh doanh bất động sản. Với số vốn điều lệ ban đầu là 1 tỷ đồng, chỉ trong vòng hơn 1 năm sau, doanh nghiệp này đã tăng vọt số vốn lên gấp 80 lần, nâng tổng số vốn điều lệ lên mức 1600 tỷ đồng.

Từ đó đến nay, công ty Alibaba và hơn 20 công ty khác do các cổ đông của Alibaba thành lập đã phân lô trên giấy và bán nền tại 48 khu đất trên địa bàn các tỉnh như TPHCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Thuận và đã thu tiền của hơn 7000 khách hàng với số tiền lên đến hàng trăm tỷ đồng.
Tuy thời gian hoạt động chỉ có 3 năm nhưng công ty địa ốc Alibaba đã dính líu tới nhiều vụ lùm xùm về tính pháp lý xung quanh các dự án “ma” được vẽ ra mà chưa hề được các cơ quan chức năng chấp thuận chủ trương đầu tư và xây dựng dự án.
Ngày 15/9/2017, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành quyết định số 23 quy định về tách thửa, trong đó có quy định về đất nông nghiệp tối thiểu để tách thửa là 500 m2. Các lỗ hổng trong quyết định này đã tạo điều kiện để người dân lợi dụng việc phân lô đất nông nghiệp thành nhiều lô khác nhau, phục vụ cho mục đích “thương mại”. Dựa trên quy định này, tính đến tháng 7/2019, trên toản tỉnh đã có gần 16 000 bộ hồ sơ yêu cầu được tách thửa.
Theo Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, trước đó Alibaba đã phân phối 8 dự án trên địa bàn thị xã Phú Mỹ, nổi bật nhất là “Dự án Alibaba Tân Thành Center City 1” ở xã Châu Pha và “Dự án Alibaba Tân Thành Center City 5” ở xã Tóc Tiên. Cả hai dự án này vào tháng 6-7/2019 đều đã bị chính quyền cưỡng chế vì hành vi sử dụng đất sai mục đích theo quy định của pháp luật.

Trong đó, 8 dự án do Alibaba phân phối đều được chính quyền quy hoạch làm đất nghĩa địa, đường cao tốc, khu công nghiệp,… Nhiều dự án có một phần hay cả khu được cho là quy hoạch sử dụng đất ở nhưng các cá nhân làm chủ đều chưa làm các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Theo Báo Tuổi trẻ, một cán bộ của Phòng Tài nguyên Môi trường thị xã Phú Mỹ khẳng định: “Tất cả những trường hợp tách thửa, phân lô đất nông nghiệp và làm hạ tầng trên đó, dù khu đất đó có quy hoạch sử dụng đất là “đất ở nông thôn” nhưng chưa làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất đều là sai mục đích. Điều kiện bắt buộc là cá nhân, tổ chức phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất.”
Theo đó, nếu bị Nhà nước thu hồi thì chắc chắn người mua sẽ chịu thiệt vì tiền bồi thường, đền bù thấp hơn nhiều so với giá đất do Alibaba rao bán.

Tiềm năng tăng giá vào đất nền Phú Mỹ
Theo các chuyên gia, cảng biển luôn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia và địa phương, đặc biệt là cảng biển quốc tế. Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là tập trung đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây mới nhiều cảng biển quy mô quốc gia và quốc tế trên phạm vi cả nước.
Việc phát triển và nâng cao năng lực cảng biển được gắn kết với hệ thống sân bay, đường bộ, đường thủy nội địa và các công trình khác. Điển hình như Quốc lộ 51 nối Biên Hòa – Phú Mỹ, đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu,… Đặc biệt, năm 2020, sân bay Long Thành dự kiến sẽ chính thức khởi công, cạnh tranh với các sân bay lớn khác trên quốc tế và khu vực – nơi chỉ cách Phú Mỹ vỏn vẹn 20 km.
Điều này tạo nên sự đồng bộ về cơ sở hạ tầng, là động lực quan trọng cho các ngành nghề, dịch vụ liên quan ở địa phương phát triển, hướng tới sự toàn diện của vận tải đa phương thức.
Xem thêm chi tiết tại: Các khu công nghiệp lớn ở Thị xã Phú Mỹ

Theo đó, ở Phú Mỹ Cảng Cái Mép – Thị Vải không chỉ được kỳ vọng trở thành cầu nối giao thương quốc tế đường biển quan trọng mà còn là tiền đề rất lớn để thị trường bất động sản phát triển. Với tốc độ phát triển công nghiệp nhanh đến chóng mặt, hiện tại Phú Mỹ đang thu hút hàng triệu người lao động đang đổ về định cư, làm việc cũng như các nhà đầu tư – những người muốn tìm kiếm cơ hội kinh doanh và lợi nhuận lâu dài.
Xem thêm chi tiết tại: 3 Lý do khiến đất nền Phú Mỹ được xem là khoản đầu tư “hời”
Đất nền Phú Mỹ – Chỉ là dự án ma của công ty Alibaba hay thực chất có nguồn lợi nhuận khổng lồ?
Nhìn thấu được tiềm năng tăng giá của Phú Mỹ cũng như nguồn lợi nhuận khổng lồ có thể thu được, công ty Alibaba đã lợi dụng điều này và kẻ hỡ của pháp luật để trục lợi, biến tướng thành một hình thức lừa đảo tài chính tinh vi hơn. Bằng cách hứa hẹn chi trả lãi suất cao, Alibaba đã lấy tiền bán người sau trả cho người trước, như một cách huy động trá hình thông qua sản phẩm ảo là đất. Theo đó, sau khi mở bán lần 1, số nền đất khách hàng không có nhu cầu nhận sẽ được công ty bán lần 2 với giá bằng giá gốc + lãi suất +10% chi phí quản lý doanh nghiệp. Tương tự, các nền đất được đem bán ra thị trường lần 3 với cùng một công thức trên.

Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao lại có nhiều người đổ xô đi mua các dự án của Alibaba như vậy? Đơn giản chỉ vì lãi suất cao hay thực chất họ nhìn ra được Phú Mỹ có tiềm lực khổng lồ trong tương lai?
Nếu một khu vực không có tiềm lực phát triển kinh tế, không có tiềm năng tăng giá, liệu họ có tình nguyện xuống tiền đầu tư vào những lô đất trống không có gì ngoài những lời hứa hẹn? Lợi dụng cơn sốt đất nền Phú Mỹ trong thời gian này, công ty Alibaba và Nguyễn Thái Luyện mới có thể thành công lừa được hàng ngàn khách hàng với tổng cộng 3333 nền đất, thu về hơn 771 tỷ đồng.
Sự thật ở thị xã Phú Mỹ hiện tại, không phải khu đất nào cũng là dự án ma, không được nhà nước cấp phép như của công ty Alibaba. Ngày 22/7/2019 vừa qua, UBND Bà Rịa – Vũng Tàu đã ra quyết định số 18/2019/QĐ-UNBD quy định về tách thửa đất trên địa bàn tỉnh. Trong đó quy định và bổ sung cụ thể các điều khoản về quy mô, diện tích tách thửa phù hợp, nhất là đất nông nghiệp.
Có Alibaba làm tiền lệ, hiện nay tình hình phân lô và buôn bán đất nền cũng được Nhà nước và chính quyền thị xã, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu siết chặt. Theo đó, nếu không được nhà nước cấp phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất hay có giấy tờ được chính quyền chấp thuận làm đường, các công trình tự ý xây dựng ở thị xã sẽ bị cán bộ địa phương có thẩm quyền đến xác nhận và cưỡng chế phá dỡ ngay lập tức.