Chuyên đề phân tích: Định hướng về khu vực đầu tư bất động sản

Thời gian qua do tình hình phê duyệt pháp lý dự án chậm, nên nguồn cung bất động sản phía Nam và tâm điểm là TPHCM giảm khiến giá bất động sản tăng. Do đó, một số nhà đầu tư và cụ thể là các tập đoàn bất động sản đã chuyển hướng sang các tỉnh ven TPHCM để đầu tư như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu,… Điều này đã khiến thị trường bất động sản nơi đây bất ngờ lên cơn sốt và vẫn còn đang có xu hướng tiếp tục tăng giá trong những năm sắp tới. Được biết, nguyên nhân các bất động sản vùng ven rộ lên là do các nhà đầu tư cá nhân bắt đầu chú ý và đón đầu các dự án làm đất xung quanh để đầu tư tăng giá. Vậy giá có phải là nguyên nhân chính mà các tập đoàn bất động sản lớn đi gom đất để phát triển dự án hay không? Chuyên đề phân tích hôm nay sẽ giúp các nhà đầu tư có cái nhìn tổng quát hơn về việc chọn lựa khu vực đầu tư. Từ đó, có thể làm tư liệu tham khảo để lựa chọn hướng đầu tư mang về lợi nhuận cao nhất.

Tình hình BĐS ở TPHCM chững lại, các nhà đầu tư đổ vốn về các tỉnh ven Thành phố
Tình hình BĐS ở TPHCM chững lại, các nhà đầu tư đổ vốn về các tỉnh ven Thành phố

Nguyên lý chung khi đầu tư bất động sản

Nắm bắt nhu cầu thị trường

Ed Hebblethwaite – Giám đốc chiến lược của agency Williams Murray Hamm (Anh) – đã gợi ý các doanh nhân nên dựa vào Tháp nhu cầu của Maslow (một lý thuyết về tâm lý của nhà tâm lý học Abraham Maslow, được xem là có giá trị nhất trong hệ thống lý thuyết tâm lý) để cân nhắc một xu hướng.

Lý thuyết này chia các nhu cầu của con người ra thành 5 tầng. Ở tầng dưới cùng là các nhu cầu cơ bản nhất, như ăn uống, hít thở, nghỉ ngơi… Các tầng phía trên mô tả các nhu cầu phức tạp hơn, như cần được an toàn, được yêu thương, được tôn trọng… Căn cứ theo đó, Ed Hebblethwaite cho rằng, các xu hướng sẽ tiếp diễn khi nó đáp ứng được các nhu cầu nền tảng này của con người.

Một xu hướng hướng đến việc tạo ra sản phẩm/dịch vụ đáp ứng được một nhu cầu luôn tồn tại sẽ tốt hơn là phục vụ cho những nhu cầu luôn thay đổi. Lúc đó, nó mới không tạo ra kiểu thành công “ăn may”. Những xu hướng dựa theo thị hiếu nhất thời, chẳng hạn như phong cách thời trang, ẩm thực… sẽ không thể bền vững.

Xem thêm các bài viết khác tại: Đất nền Bà Rịa – Vũng Tàu

Tháp nhu cầu Maslow
Tháp nhu cầu Maslow

Khi nhắc về đầu tư bất động sản, thường có 2 nhu cầu cơ bản là tiêu dùng và đầu tư. Khi thị trường đóng băng, có thể nhu cầu đầu tư biến mất và chỉ còn nhu cầu tiêu dùng. Nhiều người mất tiền hoặc tồn vốn hàng tỷ đồng do mua bất động sản không hợp lý và không hợp nhu cầu. Trong khi đó, một số khác lại có giá quá cao, không phù hợp với túi tiền nên khi thị trường đi xuống cũng mất luôn tính thanh khoản. Do đó, đầu tư bất động sản thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu của thị trường. Điều đó có nghĩa là tại thời điểm muốn đầu tư thì thị trường đang đi lên hay đi xuống hoặc đang đứng về phía ai.

Cụ thể, các chuyên gia đưa ra hai nguyên tắc thị trường và giá trị để xác định thị trường vận hành. Động lực thị trường vận hành theo quy luật cung – cầu. Nguồn cung cao và nhu cầu thấp dẫn đến giá giảm. Ngược lại, khi nguồn cung thấp và nhu cầu cao, giá sẽ tăng. Nhận diện được nguồn cung – cầu các loại hình cũng là yếu tố quan trọng để các nhà đầu tư rót vốn. 

Xem thêm các bài viết khác tại: Đất nền thị xã Phú Mỹ

Bất động sản vận động theo quy luật cung cầu của thị trường
Bất động sản vận động theo quy luật cung cầu của thị trường

Để đưa ra nhận định thị trường rõ ràng, các nhà đầu tư cần liên tục tìm hiểu về tình trạng thị trường trong khu vực và những khu dân cư cụ thể. Có 4 vấn đề mà các nhà đầu tư cần làm rõ:

  • Tồn kho bất động sản: Đang được bán với giá bao nhiêu và số lượng tồn kho tăng hay giảm
  • Số ngày trên thị trường: Mất bao lâu để những căn nhà rao bán có được người mua
  • Giá trên mét vuông: Một chỉ báo so sánh giá tốt – khi một nhóm các bất động sản có chung chất lượng và đặc điểm
  • Thay đổi trong quang cảnh địa phương: Theo dõi các thay đổi tại những công ty tuyển dụng lớn, khu mua sắm, trường học, các dịch vụ cộng đồng và luật pháp địa phương ảnh hưởng tới nhà đất.

Những dự án nhiều tiềm năng khi rục rịch ra mắt hay mở bán sẽ tạo ra những “cơn sóng” ảnh hưởng đến thị trường bất động sản. Nhà đầu tư nào nắm được cơ hội này dù có đầu tư mua để ở, chuyển nhượng hay cho thuê đều sinh lời.

Một thực tế nhận thấy rằng, để ra quyết định đầu tư kịp thời, các nhà đầu tư trước đó đã phải có một quá trình tìm hiểu, nhận định, đánh giá thị trường để đưa ra xu hướng vận động của thị trường. Chính việc chỉ ra được xu hướng vận động đi lên hay đi xuống sẽ giúp các nhà đầu tư đón đầu được thị trường và kiếm được khoản lợi nhuận hấp dẫn.

Ví dụ: Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, condotel là loại hình bất động sản mới, được phát triển nhanh ở Việt Nam từ năm 2015, cao trào năm 2016, 2017. Tuy nhiên, từ năm 2018, 2019, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng có xu hướng chững lại. Đáng chú ý, số dự án condotel được thẩm định mới dự kiến trong năm 2019 giảm 80% so với cao điểm. Theo thống kê của Bộ Xây dựng, từ năm 2015 đến nay có khoảng trên 30.000 căn condotel. Trong quý III/2019, chỉ có 2.515 giao dịch thành công, số lượng condotel (do Bộ Xây dựng thẩm định) trong quý III/2019 giảm mạnh chỉ còn 198 căn hộ.

Do đó, theo dự báo năm 2020 sẽ là một giai đoạn đầy khó khăn đối với condotel khi nhà đầu tư đang mất niềm tin vào loại sản phẩm này sau sự cố dự án Cocobay Đà Nẵng phá vỡ cam kết lợi nhuận 12% một năm. Tiềm năng của phân khúc condotel trong năm tới được cho là kém hấp dẫn hơn những dòng sản phẩm khác như chung cư, biệt thự, nhà phố và đất nền.

Cho nên trong thời điểm hiện tại, khi thị trường đang e dè về tính pháp lý cũng như khả năng thanh khoản của Condotel, nếu nhà đầu tư không tìm hiểu mà vẫn có ý định đầu tư thì khả năng sinh lời trong thời gian tới gần như không mấy triển vọng vì không phù hợp với xu thế chung của thị trường.

Xem thêm bài viết khác tại: 5 Thách thức cho thị trường bất động sản Việt Nam năm 2020

Thị xã Phú Mỹ - Vùng "đất vàng" nổi lên nhờ tiềm năng phát triển vượt bậc ở Bà Rịa - Vũng Tàu
Thị xã Phú Mỹ – Vùng “đất vàng” nổi lên nhờ tiềm năng phát triển vượt bậc ở Bà Rịa – Vũng Tàu

Các bước lưu ý khi mua bất động sản

Mua để ở

  • Xác định khu vực sinh sống theo nhu cầu
  • Lựa chọn những dự án phù hợp: Đánh giá uy tín chủ đầu tư, đánh giá tiện ích bên trong bên ngoài,..
  • Tìm hiểu giấy tờ pháp lý của dự án
  • Lựa chọn dự án cụ thể
  • Cân đối ngân sách, xem xét các gói hỗ trợ tài chính
  • Chú ý điều kiện bàn giao dự án
  • Tìm hiểu về hợp đồng và các điều khoản liên quan
  • Xem xét đơn vị quản lý và dịch vụ cung cấp

Xem thêm bài viết khác tại: Dự báo thị trường bất động sản năm 2020: “Sóng” sẽ đổ về đâu?

Cảng Cái Mép - Thị Vải, định hướng xây dựng cảng biển quốc tế hàng đầu khu vực ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Cảng Cái Mép – Thị Vải, định hướng xây dựng cảng biển quốc tế hàng đầu khu vực ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Mua để đầu tư

  • Tìm hiểu thông tin thị trường
  • Lựa chọn khu vực có tiềm năng phát triển quy hoạch
  • Xem xét dự án tiềm năng và đánh giá năng lực chủ đầu tư
  • Tìm hiểu pháp lý dự án
  • Lựa chọn sản phẩm phù hợp: mức giá, thiết kế, diện tích, loại sản phẩm …
  • Lập kế hoạch ngân sách, Lựa chọn giải pháp hỗ trợ tài chính
  • Xác định thời gian đầu tư và lợi nhuận kỳ vọng
  • Xây dựng mối quan hệ với: các mạng lưới, các đơn vị, cá nhân mô giới.

Mua để cho thuê

  • Tìm hiểu thông tin thị trường
  • Lựa chọn khu vực phù hợp
  • Cân đối ngân sách
  • Tìm hiểu thông tin gói vay ưu đãi từ nhiêu nguồn
  • Lựa chọn phù hợp với đối tượng khách thuê
  • Lập bài toán tỷ suất lợi nhuận
  • Nhận biết những nguy cơ tiềm ẩn
  • Cân nhắc phương thức cho thuê phù hợp
Đất nền Phú Mỹ ngày càng hấp dẫn nhiều nhà đầu tư bởi quy hoạch cơ sở hạ tầng hoàn thiện
Đất nền Phú Mỹ ngày càng hấp dẫn nhiều nhà đầu tư bởi quy hoạch cơ sở hạ tầng hoàn thiện

Các khu vực đầu tư bất động sản sinh lời chủ yếu

Đầu tư tại tam giá kinh tế

Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta để thực hiện đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới. Chủ trương đó gắn liền với yêu cầu đổi mới tư duy, quy hoạch, kế hoạch và chính sách vĩ mô nhằm thúc đẩy quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, vùng và thành phần kinh tế, trong đó vai trò của vùng KTTĐ có ý nghĩa quan trọng.

Ba vùng KTTĐ Bắc, Trung, Nam hình thành và phát triển là sản phẩm của đường lối đổi mới do Đảng ta đề xướng và lãnh đạo. Triển khai Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng về phát triển kinh tế vùng trong chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Chính phủ đã ra quyết định thành lập 3 vùng “tam giác kinh tế động lực”, hạt nhân của 3 vùng KTTĐ của 3 miền: Bắc, Trung, Nam.

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Tam giác kinh tế động lực miền Bắc lúc đầu gồm Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh với Thủ đô Hà Nội là hạt nhân. Tam giác kinh tế động lực miền Trung gồm 3 tỉnh: Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam – Đà Nẵng và Quảng Ngãi, thành phố Đà Nẵng là hạt nhân. Tam giác kinh tế phía Nam gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh là hạt nhân.

Sau một thời gian thử nghiệm và phát triển, 3 tam giác kinh tế động lực đã đạt được một số kết quả nhất định. Vai trò và sự liên kết kinh tế giữa 3 tỉnh, thành trong từng tam giác cũng như giữa 3 tam giác kinh tế động lực với nhau đã bước đầu được thể hiện trên một số mặt. Tuy nhiên, quy mô và tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các tỉnh trong một tam giác cũng như giữa 3 tam giác với nhau chưa đều và chưa vững. Vì vậy bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tinh thần Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng, những yêu cầu mới về phát triển kinh tế vùng và sự liên kết giữa các vùng KTTĐ với các vùng khác tăng lên, phạm vi và vai trò liên kết của 3 vùng KTTĐ Bắc, Trung, Nam phải điều chỉnh theo hướng mở rộng cho phù hợp. Cuối năm 1997 và đầu năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã lần lượt phê duyệt Quyết định số 747/1997/QĐ-TTg; Quyết định số 1018/1997/QĐ-TTg và Quyết định số 44/1998/QĐ-TTg về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội ba vùng KTTĐ Bắc, Trung, Nam gồm 13 tỉnh, thành như sau:

    – Vùng KTTĐ miền Bắc gồm: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh.

    – Vùng KTTĐ miền Trung gồm: Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

    – Vùng KTTĐ miền Nam gồm: TPHCM, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai.

Các vùng KTTĐ đã phát huy vai trò đầu tàu thúc đẩy quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tùy theo thế mạnh và vị trí của từng vùng, vai trò liên kết giữa các tỉnh trong vùng và giữa các vùng với nhau không ngừng tăng lên theo chiều rộng và chiều sâu gắn với xu thế hội nhập và mở cửa.

Đây cũng là lý do khiến các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm trở thành “tầm ngắm” của các tập đoàn bất động sản và luôn được chú trọng đầu tư phát triển toàn diện cả về hạ tầng giao thông và đô thị.

Tiềm năng của Bất động sản Vũng Tàu
Tiềm năng của Bất động sản Vũng Tàu

Ở khu vực phía Nam, nếu như TPHCM, Bình Dương hay Đồng Nai đã có nhiều bước phát triển vượt bậc trong những năm gần đây, thì Bà Rịa – Vũng Tàu cũng đang thu hút được nhiều sự chú ý hơn của các nhà đầu tư khi sở hữu tiềm năng vô cùng lớn, đặc biệt là du lịch và vận tải biển.

Do đó, để tạo điều kiện phát triển du lịch và vận tải biển ở tỉnh này, trong những năm gần đây tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã chú trọng xây dựng và hoàn thiện các tuyến đường giao thông quan trọng, nối giữa Bà Rịa – Vũng Tàu với ba tỉnh còn lại trong khu vực hay nối giữa các khu công nghiệp quan trọng trong tỉnh lại với nhau. Các tuyến đường lớn sẽ đưa tỉnh này “cất cánh” năm 2020 có thể kể đến như:

  • Cầu Phước An nối thị xã Phú Mỹ với huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai bằng đường xuyên qua các cảng biển hiện hữu để gặp cao tốc Bến Lức – Long Thành từ miền Tây đi lên.
  • Dự án đường Long Sơn – Cái Mép là con đường sẽ nối thị xã Phú Mỹ về Vũng Tàu, không qua QL51 như hiện nay. 
  • Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu được chia làm hai thành phần: Thành phần một từ Biên Hòa (Đồng Nai) đến thị xã Phú Mỹ có tổng chiều dài tuyến 46,8 km. Điểm đầu giao với tuyến tránh QL1A đoạn qua TP Biên Hòa, cách ngã tư Vũng Tàu 6,5 km về phía bắc; điểm cuối kết nối nhánh đường vào cảng Cái Mép – Thị Vải. Chiều dài đoạn qua tỉnh Đồng Nai 34,2 km và 12,6 km chạy qua BR-VT (gồm 3,8 km đường cao tốc và 8,8 km tuyến nhánh nối vào cảng Cái Mép – Thị Vải). Thành phần hai từ thị xã Phú Mỹ đến TP Vũng Tàu (31 km).
  • Quốc lộ 56 – tuyến tránh TP Bà Rịa.
  • Các dự án đường kết nối đã và đang thi công như đường liên cảng Cái Mép –  Thị Vải (giai đoạn một), đường Phước Hòa – Cái Mép, đường 991B từ QL51 đến hạ lưu cảng Cái Mép, đường sau cảng Mỹ Xuân – Thị Vải, đường trục chính Bà Rịa – Vũng Tàu…
Đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu dự kiến sẽ được khởi công xây dựng trễ nhất vào năm 2020
Đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu dự kiến sẽ được khởi công xây dựng trễ nhất vào năm 2020

Đầu tư tại vùng các đô thị vệ tinh TPHCM (trong tâm nói về khu vực phía Nam)

Sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trong những năm vừa qua có được sự tăng trưởng cao và ổn định là do đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Song sự tăng trưởng đó một phần là do sự tác động qua lại không chỉ giữa các vùng kinh tế trọng điểm mà còn do những tác nhân quan trọng khác như: hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông bao gồm: đường bộ, đường thuỷ, sân bay, các bến, cảng v.v trong các vùng kinh tế trọng điểm và các tỉnh/ thành phố trong cả nước nhằm mục tiêu tác động cùng phát triển…

Vùng kinh tế trọng điểm phía nam, gồm 8 tỉnh, thành phố: TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Tây Ninh và Bình Phước. Tuy diện tích chỉ chiếm 9,2% và dân số chiếm 21% của cả nước, nhưng GRDP của vùng chiếm hơn 45% cả nước, đóng góp trên 42% tổng thu ngân sách.

Cụ thể, tổng GRDP của vùng kinh tế trọng điểm phía nam đến năm 2018 đạt khoảng 2.517 nghìn tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân hằng năm, thời kỳ 2016-2018, đạt khoảng 6,72%/năm; thu nhập bình quân đầu người đạt 6.407 USD/người năm 2018, gấp 2,48 lần so bình quân cả nước; thu ngân sách năm 2018 đạt khoảng 608 nghìn tỷ đồng.

Đất nền được dự đoán vẫn giữ vị thế ổn định trong năm 2020
Đất nền được dự đoán vẫn giữ vị thế ổn định trong năm 2020

Trong quá trình hình thành và phát triển, các vùng kinh tế trọng điểm đang phát huy lợi thế, tạo nên thế mạnh của mình theo cơ cấu kinh tế mở, gắn với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, và không chỉ tạo ra động lực thúc đẩy sự chuyển dịch nhanh cơ cấu nền kinh tế quốc dân theo chiều hướng tích cực mà còn góp phần ổn định nền kinh tế vĩ mô, đặc biệt là hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của các tỉnh lân cận trong vùng.

Theo đó, nhà nước tiếp tục thúc đẩy các vùng kinh tế trọng điểm phát huy vai trò đầu tàu tăng trưởng nhanh, đồng thời tạo điều kiện và đầu tư thích đáng hơn cho vùng nhiều khó khăn. Thống nhất quy hoạch phát triển trong cả nước, giữa các vùng, tỉnh, thành phố, tạo sự liên kết trực tiếp về sản xuất, thương mại, đầu tư, giúp đỡ kỹ thuật về nguồn nhân lực, nâng cao trình độ dân trí và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của vùng và khu vực, gắn chặt phát triển kinh tế – xã hội với bảo vệ, cải thiện môi trường và quốc phòng an ninh.

Do đó, mặc dù các cơn sốt đất về tới tận các tỉnh cách TPHCM 150 – 200 km, song các chủ đầu tư vẫn chấp nhận lập dự án với tổng mức đầu tư cả nghìn tỷ đều dựa vào định hướng phát triển của tỉnh và nhà nước. Theo đó, hiện tại tỉnh và nhà nước đều đang tập trung thực hiện đúng tiến độ giải phóng mặt bằng, thực hiện các dự án trọng điểm, nhất là dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành, phải được khởi công vào cuối năm 2020 và khánh thành đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ để kết nối các tỉnh miền Tây với các tỉnh miền Đông.

Đầu tư tại các đô thị vệ tinh theo định hướng của TPHCM

Khu đô thị Đông TPHCM

TPHCM hiện có 3 khu đô thị mới là khu đô thị Thủ Thiêm ở Quận 2 với quy hoạch chính là trung tâm tài chính kinh tế của thành phố, Khu công nghệ cao ở Quận 9 là nơi sẽ thực hành những ý tưởng sáng tạo và Khu Đại học (ĐH) Quốc gia ở Q.Thủ Đức là nơi ươm mầm cho ý tưởng, nghiên cứu khoa học, đào tạo quốc tế, quy tụ hàng nghìn sinh viên trên cả nước. Hạt nhân là khu công nghệ cao với quy mô 872ha, khu đại học Quốc gia có quy mô 800ha, công viên Văn hoá lịch sử dân tộc quy mô 395ha…

Khu đô thị sáng tạo phía Đông, TPHCM sẽ có các khu chức năng quan trọng như khu đô thị Thủ Thiêm; trung tâm thể thao Rạch Chiếc; trung tâm công nghệ sinh thái Tam Đa; xây dựng khu đô thị tương lai Trường Thọ (biến khu cảng hiện hữu thành một khu đô thị mới)…

Khu đô thị Tây TPHCM

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho biết, nhiều nhà đầu tư đang chuyển hướng vào khu Tây Sài Gòn để đón đầu cơ hội khi hệ thống cơ sở hạ tầng khu vực đang được nâng cao, bất động sản ở đây đang tăng giá từng ngày.

Lợi thế sẽ ngày một rõ nét hơn khi các tuyến metro số 2 Bến Thành – Tham Lương, tuyến metro số 6 Bình Phú kết nối giữa tuyến metro số 3A Bến Thành – bến xe miền Tây tại vòng xoay Phú Lâm và tuyến metro số 2 tại Bà Quẹo hoàn thành.

Ngoài các tuyến metro, TP.HCM cũng chuẩn bị khởi công tuyến đường Vành đai 3, giúp giao thông khu Tây Sài Gòn kết nối với các quận nội thành và Bình Dương, Đồng Nai, Long An thuận tiện hơn.

Quận Bình Tân cũng được đầu tư hàng loạt hạ tầng. Mới đây, UBND TP.HCM giao Sở GTVT TP.HCM giải quyết ùn tắc giao thông tại tuyến đường An Dương Vương – Phan Anh – Bình Long – hương lộ 3, đường Tân Kỳ Tân Quý, đường Nguyễn Thị Tú, đường Lê Văn Quới nối dài.

Đồng thời, nút giao thông Ngã tư Bốn Xã cũng được đầu tư. Mở rộng cầu bắc ngang kênh Lương Bèo kết nối từ đường số 40 qua đường Trần Văn Giàu từ 8 lên 16m và cầu đi bộ vượt đường Trần Văn Giàu. Đầu tư các dự án chống ngập và nâng cấp tuyến đường Hồ Học Lãm…

Dân số tăng nhanh gây áp lực lên nhu cầu nhà ở tại TPHCM
Dân số tăng nhanh gây áp lực lên nhu cầu nhà ở tại TPHCM

Tương tự, đường số 7 ở phường An Lạc A, quận Bình Tân cũng được mở rộng thành 8 làn xe. Đường số 4, An Dương Vương và những con đường số khác ở khu vực này cũng được nâng cấp, dễ dàng đi vào trung tâm TP.HCM một cách nhanh chóng. Khu dân cư Tên Lửa cũng được hình thành với hàng ngàn hộ dân sinh sống.

Ngoài ra, ngày càng nhiều tiện ích phục vụ nhu cầu của cư dân khu Tây Sài Gòn xuất hiện mang đến diện mạo mới cho khu vực này như cụm rạp chiếu phim Galaxy, trung tâm thương mại AOEN Mall, siêu thị BigC, siêu thị Coop mart, chuỗi cửa hàng tiện lợi của Circle K, công viên, trường học, bệnh viện…

Thực tế trên cho thấy, khu vực phía Tây TPHCM đang có những thay đổi khá rõ nét, đặc biệt là quận Bình Tân, mà trọng tâm là khu Tên Lửa với sự hiện diện của AOEN Mall. Sự xuất hiện của siêu thị này thật sự đã tạo một luồn gió mới tươi trẻ và nhộn nhịp vào khu vực này. Điều này cũng đã kéo nhiều dự án về đây, khiến thị trường căn hộ ở khu vực này sôi động hẳn lên.

Thị trường bất động sản TPHCM có dấu hiệu chững lại cuối năm 2019
Thị trường bất động sản TPHCM có dấu hiệu chững lại cuối năm 2019

Khu đô thị Nam TPHCM

Trọng tâm là khu đô thị Nam Sài Gòn (quận 7) và khu đô thị cảng Hiệp Phước. Khu đô thị Nam Sài Gòn bao gồm quận 7 (phường Tân Phong, Tân Phú với diện tích 868 ha); nam quận 8 (một phần phường 7 với diện tích 268 ha); nam huyện Bình Chánh (xã An Phú Tây, Phong Phú, Bình Hưng, Hưng Long với diện tích 1.839 ha).

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA), khu Nam được xem là điểm sáng về tốc độ phát triển đô thị đồng bộ và vượt bậc so với các khu vực khác. Trong sự phát triển đó, hạ tầng chính là yếu tố có tác động rất lớn đến thị trường bất động sản nơi đây.

Hàng loạt dự án hạ tầng đáng chú ý của khu Nam đã được đưa vào lộ trình xây dựng từ nay đến năm 2030 như: dự án cầu Thủ Thiêm 3; cầu Thủ Thiêm 4; dự án cầu Nguyễn Khoái từ quận 7 qua quận 4; dự án mở rộng đường Nguyễn Tất Thành, quận 4; dự án đường trục Bắc – Nam kết nối khu vực trung tâm với các quận 4, 7 và huyện Nhà Bè; dự án cầu Rạch Đĩa và cầu Long Kiểng vừa được khởi công và dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2019…

Mới đây, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TPHCM vừa ký văn bản về việc tăng cường đầu tư hạ tầng cho khu Nam với hàng chục tuyến đường được nâng cấp mở rộng theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND TPHCM. Theo đó, đối với đường sắt, Sở GTVT sẽ phối hợp cùng Ban Quản lý đường sắt đô thị kêu gọi đầu tư xây dựng tuyến xe điện mặt đất số 2 (quốc lộ 50 – Nguyễn Văn Linh – Trần Não – Xuân Thủy – Khu đô thị Bình Quới); Tuyến đường sắt đô thị số 4a (Thạnh Xuân – Khu đô thị Hiệp Phước); Tuyến đường sắt đô thị số 5 giai đoạn 2 (Bến xe Cần Giuộc mới – ngã tư Bảy Hiền).

Đặc biệt, dự án bến du thuyền quốc tế Peninsula Sài Gòn tại nằm trong Khu công viên Mũi Đèn Đỏ phường Phú Thuận, quận 7, TPHCM cũng đang được rục rịch triển khai. Đây là dự án thành phần của khu phức hợp Peninsula có quy mô lớn lên tới 118 ha, tổng vốn đầu tư tới 6 tỷ USD, trong đó có khu công viên hỗn hợp đa chức năng khoảng 82ha và khu đô thị nhà ở khoảng 35ha gồm khu nghỉ dưỡng, trung tâm tài chính, khách sạn, vui chơi giải trí đẳng cấp nhất Sài Gòn.

Nhiều nhà đầu tư có xu hướng tìm kiếm mua đất ở các tỉnh lân cận TPHCM
Nhiều nhà đầu tư có xu hướng tìm kiếm mua đất ở các tỉnh lân cận TPHCM

Khu đô thị Bắc TPHCM

Nằm gọn trên địa bàn hai huyện Củ Chi và Hóc Môn, sát trục giao thông mang tính chiến lược là quốc lộ 22 kết nối TP.HCM – Tây Ninh, giáp Long An; cách trung tâm TP.HCM khoảng 40km. Giai đoạn 1 của khu đô thị Tây Bắc được quy hoạch với diện tích khoảng 6.000ha, dự kiến mở rộng lên khoảng 9.000ha ở giai đoạn 2. Đây sẽ là một trung tâm thương mại, y tế, thể dục, thể thao… cấp thành phố, với 11 phân khu chức năng như khu trung tâm công cộng, khu thương mại, dịch vụ, y tế, công nghiệp, kho bãi trung chuyển…

Theo các chuyên gia, không phải ngẫu nhiên, hàng loạt Tập đoàn lớn chuyển hướng rót vốn vào khu đô thị Tây Bắc. Với việc quy hoạch lại hướng phát triển từ phía Nam thành phố (quận 7, nhà Bè) sang khu Tây Bắc là nền móng vững chắc để các doanh nghiệp đón đầu cơ hội đầu tư. Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP Hồ Chí Minh (HoREA), việc điều chỉnh hướng quy hoạch phát triển đô thị sẽ giúp TP.Hồ Chí Minh phát triển bền vững…

Theo đó, khu đô thị Tây Bắc đang được nhà nước đầu tư hàng loạt tuyến đường giao thông trọng điểm. Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với kiến nghị của tỉnh Tây Ninh về việc sớm triển khai dự án cao tốc TP.Hồ Chí Minh – Mộc Bài. Đây là 1 trong 7 dự án đường cao tốc ở phía Nam, nằm trong tổng số 21 tuyến cao tốc trong “Quy hoạch tổng thể mạng lưới cao tốc Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Dự án có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 (4 làn xe) khoảng 10.727 tỷ đồng, giai đoạn 2 (nâng lên 6-8 làn xe) là hơn 5.000 tỷ đồng.

Dự án có điểm đầu tại giao cắt giữa đường Vành đai 3 với tỉnh lộ 15 của TP Hồ Chí Minh, điểm cuối tại quốc lộ 22 thuộc khu vực cửa khẩu Mộc Bài. Hướng tuyến của dự án phù hợp với quy hoạch chung của huyện Củ Chi TP.Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh. Song song với tuyến đường cao tốc, dự án hầm chui tại nút giao thông An Sương trên Quốc lộ 22 đi Củ Chi kết nối với Tây Ninh đang gấp rút hoàn thiện để đưa vào hoạt động trong đầu năm 2019.

Ngoài ra, thành phố cũng chuẩn bị mở rộng hàng loạt tuyến giao thông trọng điểm như: tỉnh lộ 8, 9, 15… Khi các dự án này được đầu tư và hoàn thiện đưa vào sử dụng thì các phương tiện giao thông có thể đi với tốc độ nhanh và an toàn hơn với các khu kinh tế cửa khẩu, đô thị vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các đầu mối cảng biển, cảng hàng không quốc tế của vùng và khu vực ASEAN – Đây cũng chính là nền tảng quan trọng, tạo cú hích phát triển cho khu đô thị Tây Bắc trong tương lai gần.

TÓM TẮT CÁC THÔNG TIN

Nguyên lý chung khi đầu tư bất động sản?

Động lực thị trường vận hành theo quy luật cung – cầu. Nguồn cung cao và nhu cầu thấp dẫn đến giá giảm. Ngược lại, khi nguồn cung thấp và nhu cầu cao, giá sẽ tăng. Nhận diện được nguồn cung – cầu các loại hình cũng là yếu tố quan trọng để các nhà đầu tư rót vốn. 

Các vấn đề mà nhà đầu tư cần lưu ý về thị trường bất động sản?

Tồn kho bất động sản: Đang được bán với giá bao nhiêu và số lượng tồn kho tăng hay giảm
Số ngày trên thị trường: Mất bao lâu để những căn nhà rao bán có được người mua
Giá trên mét vuông: Một chỉ báo so sánh giá tốt – khi một nhóm các bất động sản có chung chất lượng và đặc điểm
Thay đổi trong quang cảnh địa phương: Theo dõi các thay đổi tại những công ty tuyển dụng lớn, khu mua sắm, trường học, các dịch vụ cộng đồng và luật pháp địa phương ảnh hưởng tới nhà đất.

Các khu vực đầu tư bất động sản sinh lời chủ yếu?

– Đầu tư tại tam giá kinh tế.
– Đầu tư tại vùng các đô thị vệ tinh TPHCM (trong tâm nói về khu vực phía Nam).
– Đầu tư tại các đô thị vệ tinh theo định hướng của TPHCM.