Ảnh hưởng của chiến tranh TM Mỹ – Trung đến thị trường BĐS VN (1)

Leo thang chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ảnh hưởng sâu sắc không chỉ với hai quốc gia làm chủ cuộc chơi mà còn tác động mạnh đến nền kinh tế thế giới. Việt Nam vốn có quan hệ chặt chẽ về thương mại và đầu tư với hai cường quốc trên nên có sự liên đới lớn về kinh tế. Trong đó, bất động sản vốn được coi là cấu hình nền của nhiều ngành kinh tế khác cũng sẽ chịu những ảnh hưởng nhất định. 

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung ảnh hưởng sâu sắc tới nền kinh tế thế giới trong đó có thị trường bất động sản
Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung ảnh hưởng sâu sắc tới nền kinh tế thế giới trong đó có thị trường bất động sản

Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung là gì?

Mở màn của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung

Sau khi trở thành Tổng thống Mỹ vào tháng 1/2017, ông Donald Trump đã nhiều lần đe dọa sẽ có biện pháp mạnh nhằm trả đũa trong lĩnh vực thương mại đối với Trung Quốc. Thực tế từ khi ông Trump lên nắm quyền, 2 bên đã tổ chức đàm phán nhằm tìm kiếm thỏa thuận và nhượng bộ, song không thành công.

Thực tế, ông Trump coi kế hoạch công nghiệp kỹ thuật của “Made in China 2025” là mối đe dọa đối với nền kinh tế và an ninh quốc gia của Mỹ, do đó đã kêu gọi Trung Quốc dừng toàn bộ kế hoạch, bao gồm các sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin và robot.

Ngày 6/7/2018, chính quyền Mỹ đã chính thức tuyên bố áp thuế 25% đối với 818 mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc giá trị lên tới 34 tỷ USD, chủ yếu trong lĩnh vực công nghệ cao như người máy, công nghệ thông tin (chip bán dẫn, ổ đĩa máy tính), hàng không vũ trụ, máy in, mô tô… Ngay sau đó, Trung Quốc đáp trả bằng cách áp thuế 25% đối với 545 mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ (chủ yếu là các mặt hàng nông sản như đậu tương, cao lương, thịt bò, bông, hải sản…) với tổng giá trị 34 tỷ USD. Động thái này đã gây căng thẳng thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Xem thêm các bài viết khác tại: Đất nền Bà Rịa – Vũng Tàu

Tổng thống Mỹ Donald Trump
Tổng thống Mỹ Donald Trump

Nguyên nhân dẫn tới chiến tranh thương mại Mỹ – Trung

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân cụ thể.

Nguyên nhân sâu xa

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung là mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa 2 cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới. Dự báo, đến năm 2030, GDP danh nghĩa của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ. Song, nếu tính theo sức mua tương đương (PPP), GDP của Trung Quốc hiện nay đã vượt Mỹ. Mỹ và Trung Quốc cũng là 2 cường quốc thương mại: Mỹ là nước nhập khẩu lớn nhất và xuất khẩu thứ nhì thế giới; Trung Quốc là nước xuất khẩu lớn nhất và nhập khẩu thứ nhì thế giới.

Những năm gần đây, sự cạnh tranh giữa 2 siêu cường càng trở nên gay gắt trong bối cảnh sức mạnh của Mỹ có dấu hiệu suy giảm trong khi Trung Quốc đang bộc lộ tham vọng thay thế Mỹ ở vị trí thống lĩnh bàn cờ địa chính trị thế giới.

Xem thêm các bài viết khác tại: Đất nền thị xã Phú Mỹ

Mỹ đưa Huawei vào danh sách "đen", kéo theo loạt đối tác “ngưng chơi” đẩy Huawei vào sát chân tường.
Mỹ đưa Huawei vào danh sách “đen”, kéo theo loạt đối tác “ngưng chơi” đẩy Huawei vào sát chân tường.

Nguyên nhân cụ thể

Các vấn đề sau đây được xem là những nguyên nhân cụ thể gây ra căng thẳng thương mại Mỹ – Trung, đặc biệt từ sau khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001, dẫn đến chiến tranh thương mại hiện nay.

Chính sách bảo hộ của chính quyền Tổng thống Trump

Từ khi lên cầm quyền, Tổng thống Donald Trump đã theo đuổi chính sách bảo hộ mậu dịch với mục tiêu “nước Mỹ trên hết” và “làm nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Chính sách bảo hộ mậu dịch này không chỉ dẫn đến chiến tranh thương mại với Trung Quốc, mà còn dẫn đến xung đột thương mại với những nước được xem là đồng minh của Mỹ (như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc) hay láng giềng gần của Mỹ (như Canada, Mexico).

Ngay sau khi nhậm chức, ông Trump đã rút khỏi hoặc yêu cầu đàm phán lại một loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Mỹ đã ký kết hoặc đang thực thi.

Xem thêm bài viết khác tại: Đất nền Bà Rịa – Vũng Tàu: Tâm điểm bất động sản năm 2020

Tổng thống Donald Trump đã theo đuổi chính sách bảo hộ mậu dịch với mục tiêu “nước Mỹ trên hết” và “làm nước Mỹ vĩ đại trở lại”
Tổng thống Donald Trump đã theo đuổi chính sách bảo hộ mậu dịch với mục tiêu “nước Mỹ trên hết” và “làm nước Mỹ vĩ đại trở lại”
Thâm hụt thương mại lớn của Mỹ với Trung Quốc

Thâm hụt thương mại của Mỹ được xem là nguyên nhân trực tiếp gây căng thẳng thương mại Mỹ – Trung. Năm 2017, Mỹ nhập khẩu 506 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc, trong khi chỉ xuất khẩu 131 tỷ USD hàng hóa sang Trung Quốc. Như vậy, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc lên đến 375 tỷ USD.

Đáng lưu ý là thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc liên tục tăng từ khi Trung Quốc gia nhập WTO (từ 100 tỷ USD năm 2001 lên 375 tỷ USD năm 2017). Chính quyền Mỹ đã nhiều lần yêu cầu Trung Quốc giảm thặng dư thương mại với Mỹ. Trung Quốc đáp trả rằng để giảm thâm hụt thương mại, chính Mỹ cần tăng cường hoạt động xuất khẩu của mình.

Xem thêm bài viết khác tại: Bong bóng bất động sản năm 2020: Có hay không?

Việt Nam hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
Việt Nam hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ – Trung
Tham vọng của Trung Quốc trở thành quốc gia công nghệ hàng đầu thế giới

Mặc dù thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc được xem là nguyên nhân bên ngoài của cuộc chiến tranh thương mại, song vấn đề cốt lõi của căng thẳng giữa 2 nước chính là Mỹ lo ngại về tham vọng của Trung Quốc trở thành quốc gia công nghệ hàng đầu thế giới.

Với mục tiêu trở thành nền kinh tế tiên tiến trên thế giới, không phụ thuộc vào nhập khẩu các công nghệ then chốt từ các đối thủ cạnh tranh chính, Trung Quốc hiện đang đổ hàng tỷ USD vào chương trình “Sản xuất tại Trung Quốc 2025 (Made in China 2025)” để tạo động lực phát triển các ngành công nghệ trọng yếu, trong đó có người máy, trí tuệ nhân tạo, hàng không vũ trụ, ô tô chạy điện, công nghệ Internet 5G.

Nghịch lý là tham vọng của Trung Quốc rất lớn trong khi trình độ công nghệ lại còn nhiều hạn chế. Để thực thi chiến lược “Sản xuất tại Trung Quốc 2025”, các công ty Trung Quốc phải dựa vào các công nghệ cốt lõi từ Mỹ.

Mỹ cáo buộc Trung Quốc bằng những thỏa thuận ngầm đang buộc các công ty Mỹ phải chuyển giao công nghệ cho các đối tác Trung Quốc trong liên doanh. Trung Quốc bác bỏ cáo buộc này. Tuy nhiên, Mỹ còn cáo buộc Trung Quốc tìm mọi cách lấy công nghệ của Mỹ thông qua các phương thức như nhập khẩu công nghệ hay thậm chí ăn cắp công nghệ. Một phương thức nữa được các công ty lớn của Trung Quốc (ví dụ như ZTE, Huawei, China Mobile) sử dụng để có công nghệ cao của Mỹ là thông qua mua bán, sáp nhập với các công ty Mỹ.

Xem thêm bài viết khác tại: Những tiên đoán về thị trường địa ốc năm 2020

Mỹ lo ngại về tham vọng của Trung Quốc trở thành quốc gia công nghệ hàng đầu thế giới
Mỹ lo ngại về tham vọng của Trung Quốc trở thành quốc gia công nghệ hàng đầu thế giới
Tình trạng vi phạm bản quyền nghiêm trọng ở Trung Quốc

Mỹ nhiều lần cáo buộc về tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nghiêm trọng ở Trung Quốc, đặc biệt là đối với bản quyền của các công ty Mỹ. Chính quyền Mỹ cho rằng, các công ty Mỹ đã mất nhiều tỷ USD mỗi năm do việc ăn cắp bí mật thương mại của Trung Quốc. Điều này xuất phát từ khả năng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ rất yếu kém của hệ thống pháp luật Trung Quốc.

Mặc dù, Trung Quốc hiện nay đẩy mạnh công tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, song phần lớn tiến bộ tập trung ở mảng bản quyền tác giả và nhãn hiệu, trong khi tình trạng bắt buộc chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực công nghiệp then chốt vẫn tràn lan.

Mỹ nhiều lần cáo buộc về tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nghiêm trọng ở Trung Quốc
Mỹ nhiều lần cáo buộc về tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nghiêm trọng ở Trung Quốc
Các biện pháp hạn chế đầu tư của Trung Quốc

Mỹ phản ứng mạnh mẽ trước việc Trung Quốc không trao cho các công ty nước ngoài quyền tiếp cận thị trường nước này một cách tương xứng. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra cam kết là sẽ nới lỏng giới hạn chủ sở hữu nước ngoài trong các lĩnh vực sản xuất ô tô, đóng tàu và máy bay càng sớm càng tốt; đồng thời hứa thúc đẩy các biện pháp đã công bố nhằm mở cửa lĩnh vực tài chính của nước này.

Tuy nhiên, Mỹ tỏ ra hoài nghi cam kết trên, bởi Trung Quốc đã từng đưa ra những hứa hẹn tương tự khi gia nhập WTO năm 2001, song không thực thi. Nhờ đó, các công ty Trung Quốc đã tận dụng thời gian dài hàng chục năm được bảo hộ để tạo lập vị thế thống lĩnh tại thị trường nội địa, đồng thời có khả năng tiến ra đầu tư ở nước ngoài.

TÓM TẮT CÁC THÔNG TIN

Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung là gì?

Ngày 6/7/2018, chính quyền Mỹ đã chính thức tuyên bố áp thuế 25% đối với 818 mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trong các lĩnh vực công nghệ cao như người máy, công nghệ thông tin, hàng không vũ trụ,… Ngay sau đó, Trung Quốc đáp trả bằng cách áp thuế 25% đối với 545 mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ. Động thái này đã gây căng thẳng thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Nguyên nhân dẫn tới chiến tranh thương mại Mỹ – Trung?

Những năm gần đây, sự cạnh tranh giữa 2 siêu cường càng trở nên gay gắt trong bối cảnh sức mạnh của Mỹ có dấu hiệu suy giảm trong khi Trung Quốc đang bộc lộ tham vọng thay thế Mỹ ở vị trí thống lĩnh bàn cờ địa chính trị thế giới.

Các biện pháp hạn chế đầu tư của Trung Quốc?

Mỹ phản ứng mạnh mẽ trước việc Trung Quốc không trao cho các công ty nước ngoài quyền tiếp cận thị trường nước này một cách tương xứng. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra cam kết là sẽ nới lỏng giới hạn chủ sở hữu nước ngoài trong các lĩnh vực sản xuất ô tô, đóng tàu và máy bay càng sớm càng tốt; đồng thời hứa thúc đẩy các biện pháp đã công bố nhằm mở cửa lĩnh vực tài chính của nước này.