[Tin tổng hợp] Đầu tư Hạ tầng giao thông ở Bà Rịa – Vũng Tàu

Hạ tầng giao thông đường bộ là cơ sở nền tảng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia. Do đó, thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định: Kết nối hạ tầng giao thông là cơ hội để đón đầu tư hậu COVID-19 khi chủ trì hội nghị các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm phía Nam về phát triển hạ tầng giao thông để liên kết vùng tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trình bày các dự án sự kết nối cảng biển với Thủ tướng Chính phủ
Lãnh đạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trình bày các dự án sự kết nối cảng biển với Thủ tướng Chính phủ

Tầm quan trọng của việc đầu tư cơ sở hạ tầng đối với phát triển kinh tế

Hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội. Ngược lại, một hệ thống cơ sở hạ tầng kém phát triển là một trở lực lớn đối với sự phát triển.

Ở nhiều nước đang phát triển hiện nay, kết cấu hạ tầng thiếu và yếu đã gây ứ đọng trong luân chuyển các nguồn lực, khó hấp thụ, vốn đầu tư, gây ra những “nút cổ chai kết cấu hạ tầng” ảnh hướng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế.

Thực tế trên thế giới hiện nay, những quốc gia phát triển cũng là những nước có hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ và hiện đại. Trong khi đó, hầu hết các quốc gia đang phát triển có hệ thống cơ sở hạ tầng kém phát triển. Chính vì vậy, việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đang là ưu tiên của nhiều quốc gia đang phát phát triển, trong đó có Việt Nam và một số thành viên GMS.

Ở Việt Nam với quan điểm “Cơ sở hạ tầng đi trước một bước”, trong những năm qua Chính phủ đã dành một mức đầu tư cao cho phát triển cơ sở hạ tầng. Khoảng 9 – 10% GDP hàng năm đã được đầu tư vào ngành giao thông, năng lượng, viễn thông, nước và vệ sinh…

Xem thêm bài viết khác tại: Tiềm năng để đầu tư vào Hồ Tràm – Thủ phủ nghỉ dưỡng bậc nhất khu vực phía Nam

Liên kết giao thông ở thị xã Phú Mỹ (BRVT)
Liên kết giao thông ở thị xã Phú Mỹ (BRVT)

Kết cấu hạ tầng kinh tế phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Đầu tư cho kết cấu hạ tầng kinh tế có đóng góp vào tăng trưởng kinh tế cao hơn đầu tư vào những lĩnh vực khác bởi vì, đầu tư cho kết cấu hạ tầng kinh tế nói chung, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông nói riêng, sẽ phá vỡ tình trạng cát cứ của các địa phương, các vùng, tạo điều kiện cần thiết cho lưu thông và buôn bán hàng hoá và nhờ đó, nhiều công ty kinh doanh tầm cỡ xuất hiện và phát triển.

Mặt khác, mức độ hiện đại và chi phí thấp của hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh, tốc độ tăng trưởng và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

Tăng trưởng các dịch vụ hạ tầng là điều kiện thiết yếu cho tăng trưởng kinh tế bền vững và đồng đều ở mọi quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng.

Việc phân bổ kết cấu hạ tầng kinh tế không công bằng (người giàu, dân cư thành thị được hưởng thụ nhiều dịch vụ kết cấu hạ tầng hơn so với người nghèo và cư dân nông thôn) sẽ làm cho mức chênh lệch giàu nghèo gia tăng, gây hậu quả xấu về mặt xã hội. Vì vậy, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế không thể chỉ căn cứ vào hiệu quả kinh tế của nó mà còn cần tính tới hiệu quả xã hội.

Xem thêm bài viết khác tại: Thị xã Phú Mỹ – Những điều cần biết (P.1)

Hệ thống giao thông ở Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu)
Hệ thống giao thông ở Phú Mỹ (Bà Rịa – Vũng Tàu)

Kết cấu hạ tầng kinh tế góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội

Theo thống kê của WB, các nước đang phát triển đầu tư mỗi năm 200 tỷ USD vào kết cấu hạ tầng kinh tế mới, tương đương 4% giá trị tổng sản phẩm quốc dân và 1/5 toàn bộ đầu tư của các nước đó. Điều này đã đưa lại một sự tăng trưởng ngoạn mục của dịch vụ kết cấu hạ tầng kinh tế trong lĩnh vực vận tải, điện, nước sạch, liên lạc viễn thông và thuỷ lợi.

Với mức đầu tư trên, trong thời gian, tỷ lệ các gia đình được dùng nước sạch ở thành phố khoảng là 90%, ở nông thôn đang tiến tới việc phổ rộng 70% hộ gia đình dùng nước sạch trong khi sản xuất điện và số máy điện thoại bình quân đầu người đã tăng 2 lần .

Trong hơn 20 năm qua, giá lắp đặt các dịch vụ viễn thông đã giảm 7% Mỗi năm trong khi đó số thuê bao điện thoại bình quân đầu người ở các nước có thu nhập thấp đã tăng gấp 4 lần. Những tiến bộ đó đã đóng góp nhiều vào việc gia tăng sức sản xuất và cải thiện mức sống.

Xem thêm bài viết khác tại: Thị xã Phú Mỹ – Những điều cần biết (P.2)

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Kết cấu hạ tầng kinh tế góp phần thúc đẩy quá trình công nghiêp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá

Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế tạo điều kiện vật chất – kỹ thuật cho đổi mới công nghệ theo hướng hiện đại nhằm phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất và xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý. Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế thúc đẩy phân công lại lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế quốc dân và cơ cấu nội bộ các ngành, các lĩnh vực – một trong hai nội dung cơ bản của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta.

Quy mô, chất lượng và đặc biệt là sự phân bố hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế như hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, truyền tải và phân phối năng lượng… sẽ ảnh hưởng đến quy mô và sự phân bố các ngành sản xuất và các lĩnh vực kinh tế khác nhau trong xã hội.

Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế còn tạo tiền đề vật chất – kỹ thuật để tăng thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đồng thời là điều kiện để thực hiện việc tiếp nhận và chuyển giao công nghệ mới, thực hiện chủ trương đi tắt đón đầu, kết hợp nhiều tầng, nhiều trình độ công nghệ…

Xem thêm bài viết khác tại: Tổng hợp dự án đất nền, nhà phố thị xã Phú Mỹ 2020

Hệ thống cảng biển Cái Mép - Thị Vải
Hệ thống cảng biển Cái Mép – Thị Vải

Kết cấu hạ tầng kinh tế góp phần củng cố an ninh quốc phòng

Kết cấu hạ tầng kinh tế đảm nhận cả chức năng trực tiếp phục vụ sản xuất, phục vụ đời sống của dân cư, đồng thời phục vụ cả quốc phòng, nhất là trong trường hợp có chiến tranh xảy ra. Kết cấu hạ tầng kinh tế là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang. Chiến tranh càng hiện đại, sự tiêu hao càng trở nên quan trọng.

Bên cạnh việc phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng trực tiếp, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế còn có vai trò quan trọng trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm cung cấp hậu cần cho các lực lượng an ninh, phòng chống tội phạm và tham gia chống buôn lậu.

Kết cấu hạ tầng kinh tế cũng góp phần bảo vệ các công trình dân sinh, phòng chống, giảm bớt và khắc phục sự phá hoại của thiên tai. Chẳng hạn như hệ thống đê điều, kè công tham gia vào phòng chống hạn hán, lũ lụt, đảm bảo cho cuộc sống của con người.

Xem thêm bài viết khác tại: Tổng hợp Giá đất nền ven biển ấp Hồ Tràm, xã Phước Thuận, Xuyên Mộc, BRVT

Đất nền Phú Mỹ ngày càng hấp dẫn nhiều nhà đầu tư bởi quy hoạch cơ sở hạ tầng hoàn thiện
Đất nền Phú Mỹ ngày càng hấp dẫn nhiều nhà đầu tư bởi quy hoạch cơ sở hạ tầng hoàn thiện

Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông ở các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Trong những năm gần đây, tình hình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam thời gian qua tương đối ổn định và có nhiều dấu hiệu khởi sắc. Nợ công có xu hướng giảm. Cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông đã được quan tâm đầu tư, tới nay đã một phần đáp ứng nhu cầu phát triển hiện tại về kinh tế – xã hội.

Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam đa số có quy mô nhỏ bé, chưa đồng bộ và chưa tạo được sự kết nối liên hoàn, khả năng đáp ứng nhu cầu giao thông và an toàn giao thông còn hạn chế. So với một số nước tiên tiến trong khu vực, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của Việt Nam chỉ ở mức trung bình.

Để tiếp tục phát triển kinh tế – xã hội trong tương lai, Chính phủ Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng cao (đặc biệt là hạ tầng giao thông) và xác định đây là một trong ba khâu đột phá chiến lược gồm:

  • Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính;
  • Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ;
  • Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn.
Tổ hợp hóa dầu Long Sơn ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Tổ hợp hóa dầu Long Sơn ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Theo kế hoạch, Việt Nam tiếp tục hoàn thiện xây dựng hệ thống đường bộ cao tốc, dự kiến đến hết năm 2020, sẽ hoàn thành thi công 654 km/ khoảng 1.300 Km đương cao tốc Bắc – Nam theo hình thức PPP (nhà nước tham gia đóng góp khoảng 40% tổng mức đầu tư).

  • Nghiên cứu phương án xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao, đường đôi khổ 1435 mm trên trục Bắc – Nam (QĐ 214/QĐ-TTg);
  • Hệ thống đường bộ, đường sắt Việt Nam đồng bộ về tiêu chuẩn kỹ thuật, kết nối thuận lợi với hệ thống đường bộ ASEAN, Tiểu vùng Mê Kông mở rộng và đường sắt xuyên Á;
  • Hệ thống cảng biển đáp ứng tốt nhu cầu thông quan về hàng hóa xuất nhập khẩu và nội địa; nghiên cứu đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành có vai trò và quy mô ngang tầm với các cảng hàng không quốc tế lớn trong khu vực;
  • Phát triển giao thông đô thị hướng tới văn minh, hiện đại;
  • Tiếp tục đầu tư các tuyến đầu mối đô thị lớn như các tuyến vành đai 2, vành đai 3 Hà Nội và vành đai 2, vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh;
  • Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các tuyến đường sắt đô thị ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Những nhóm giải pháp chính được đưa ra là nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, phát huy tính đồng bộ kết nối của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; tạo bước chuyển biến rõ rệt trong việc phân bổ nguồn vốn đầu tư giữa các lĩnh vực giao thông; tập trung vốn cho các công trình có tính lan tỏa, tạo sự kết nối giữa các phương thức vận tải, giữa các công trình trong cùng hệ thống, tại các vùng kinh tế trọng điểm, các cửa ngõ quốc tế.

Tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông Việt Nam giai đoạn 2018-2023 toàn ngành ước tính khoảng 1.015.000 tỷ đồng (khoảng 48 tỷ USD, là nhu cầu vốn đầu tư cho các công trình giao thông do Bộ GTVT, các Tổng công ty nhà nước quản lý và các công trình chủ yếu tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh).

Trong đó, đường bộ có nhu cầu khoảng 651 nghìn tỷ đồng, đường sắt khoảng 119 nghìn tỷ đồng, hàng không khoảng 101 nghìn tỷ đồng, hàng hải 68 nghìn tỷ đồng và đường thủy nội địa hơn 33 nghìn tỷ đồng. Khoảng hơn 300 nghìn tỷ (14 tỷ USD) được xác định sẽ huy động từ nguồn ngoài ngân sách trong nước và nước ngoài, đặc biệt là vốn nước ngoài.

Bà Rịa Vũng Tàu: Khu vực trọng điểm đầu tư hạ tầng giao thông được thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh

Thủ tướng khẳng định các tỉnh, thành vùng kinh tế trọng điểm phía Nam rất quan trọng vì chiếm 43% GDP của cả nước. Do đó, Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo các tỉnh, thành đóng góp ý kiến để Thủ tướng, các phó thủ tướng và các bộ, ngành lắng nghe đưa ra quyết sách đúng.

Đồng thời, Thủ tướng cũng rất muốn nghe ý kiến của các nhà khoa học, các doanh nghiệp để tìm ra định hướng phát triển, chủ trương sát thực tiễn, có cơ sở khoa học, chứ không phải “ở trên trời”.

Thủ tướng gợi ý, các tỉnh, thành vùng kinh tế phía Nam cần phát triển các khu công nghiệp lớn, đô thị thông minh, với nguồn nhân lực chất lượng, hạ tầng tốt để đón thời cơ nguồn vốn đầu tư chất lượng cao đang dịch chuyển vào Việt Nam.

Theo đó, Ông Nguyễn Văn Thọ – chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu – kiến nghị Thủ tướng xem xét, giải quyết để những dự án giao thông có tính chất liên kết giữa cụm cảng Cái Mép – Thị Vải với các tỉnh trong vùng và với miền Tây được nhanh chóng triển khai.

Cụ thể là dự án cầu Phước An kết nối với miền Tây thông qua cao tốc Bến Lức – Long Thành, dự án đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu, dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu…

Năm 2020, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng quan tâm nhiều đến việc đầu tư cơ sở hạ tầng ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Cụ thể, thủ tướng đã nhiều lần đến tận nơi khảo sát và chỉ đạo thực tế ở nhiều khu vực trong tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Thủ tướng chính phủ đi khảo sát Cảng Cái Mép – Thị Vải – Thị xã Phú Mỹ – tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Ngày 30-5, tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác của Chính phủ đã làm việc với 8 tỉnh, thành khu vực trọng điểm phía Nam – gồm: TP HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Tiền Giang, Long An – về nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.

Trong đó, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu kiến nghị xem xét đẩy nhanh tiến độ một số dự án trọng điểm, có tính liên kết:

  • Bố trí 50% vốn (khoảng 2.439 tỉ đồng) để hoàn thành dự án cầu Phước An; hỗ trợ khoảng 4.723 tỉ đồng để xây dựng tuyến cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu;
  • Bố trí 2.432 tỉ cho dựa án đường 991B; đề nghị xem xét sớm nghiên cứu dự án tuyến đường sắt kết nối cảng Cái Mép – Thị Vải;
  • Bổ sung tuyến đường sắt kết nối từ Tây Ninh, Bình Phước qua Bình Dương, Đồng Nai vào tuyến đường sắt Biên Hoà – Vũng Tàu để vận chuyển hoàng hoá ra vào khu vực cảng Cái Mép – Thị Vải…
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc hội nghị
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc hội nghị

Báo cáo với Thủ tướng, ông Nguyễn Văn Trình – Giám đốc Ban Quản lý dự án giao thông khu vực cảng Cái Mép – Thị Vải cho biết, năm 2009, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ban hành quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng liên cảng Cái Mép – Thị Vải, chia thành 2 giai đoạn thực hiện.

Giai đoạn một thực hiện tuyến đường liên cảng dài 19,65km; giai đoạn 2 đầu tư xây dựng cầu Phước An vượt sông Thị Vải nối thị xã Phú Mỹ với huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, với chiều dài 3,26km.

Hiện tại, giai đoạn 1 của dự án đã đạt hơn 95% khối lượng công việc, dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối quý 2. Giai đoạn 2 là xây dựng cầu Phước An nhưng hiện chưa thực hiện được, vì vị trí tiếp giáp giữa cầu Phước An và cảng Phước An (Đồng Nai) đang có chồng lấn ở khu vực mép bến phía thượng lưu dưới nhịp biên của cầu Phước An, với chiều sâu là 21m và chiều rộng khoảng 60m.

Cầu kết nối giao thông trên đường Phước Hòa - Cái Mép, thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu
Cầu kết nối giao thông trên đường Phước Hòa – Cái Mép, thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa – Vũng Tàu

Theo quy định tại Nghị định 143/2017/NĐ-CP của Chính phủ về bảo vệ công trình hàng hải thì phạm vi bảo vệ tối thiểu đối với cầu cảng Phước An là 40m. Theo quy định tại Nghị định 11/2010/NĐ-CP của Chính phủ thì hành lang an toàn đối với cầu đường bộ theo chiều ngang tính từ mép ngoài cùng trở ra, đối với cầu có chiều dài hơn 300m là 150m.

Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu Nguyễn Hồng Lĩnh cho biết cầu Phước An có tầm quan trọng trong việc kết nối từ đường liên cảng qua huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai để vào cao tốc Bến Lức – Long Thành. Tuyến này đưa vào hoạt động, cùng với cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đang triển khai đầu tư sẽ giúp cho giao thông kết nối các tỉnh miền Tây Nam Bộ qua TP.HCM, Đồng Nai đến Bà Rịa – Vũng Tàu được nhanh chóng, thuận tiện, giảm áp lực giao thông cho quốc lộ 51 hiện đang ngày càng quá tải.

Về những vướng mắc trên, tại buổi thị sát, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh dự án cầu Phước An là công trình trọng điểm, có vai trò quan trọng trong sự phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Do đó, cần phải tập trung nguồn lực để xử lý. Thủ tướng yêu cầu 2 địa phương Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai cần phối hợp với nhau tìm giải pháp tháo gỡ vướng mắc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết.

Hậu Covid-19, Việt Nam đã có những tín hiệu tích cực từ thị trường nội địa
Hậu Covid-19, Việt Nam đã có những tín hiệu tích cực từ thị trường nội địa

Sáng cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ cùng đoàn công tác đã đi thị sát hệ thống cảng Cái Mép -Thị Vải ở thị xã Phú Mỹ và dự án cầu Phước An nối 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu. Thủ tướng vui mừng trước việc cảng biển đã tấp nập hoạt động trở lại sau đại dịch Covid-19.

Sau khi thị sát, làm việc nhanh tại vùng cảng nước sâu, đoàn công tác của Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đã thăm và làm việc tại Công ty HyoSung – công ty nước ngoài có vốn đầu tư 1,35 tỉ USD, hoạt động hiệu quả thời gian qua tại khu vực.

Thủ tướng Chính phủ đồng ý điều chỉnh quy hoạch các KCN tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Cuối tháng 4/2020, Thủ tướng Chính phủ đồng ý điều chỉnh quy hoạch các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020.

Cụ thể, giảm diện tích KCN Mỹ Xuân B1 – Conac từ 227,14 ha xuống 211,92 ha. Bổ sung KCN Mỹ Xuân B1 – Conac mở rộng với diện tích 110 ha tại phường Mỹ Xuân, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vào Quy hoạch phát triển KCN đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ. Bổ sung phần diện tích KCN thuộc KCN – đô thị – dịch vụ HD với diện tích 450 ha tại phường Hắc Dịch, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vào Quy hoạch phát triển KCN đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Đồng thời, cập nhật các khu công nghiệp bổ sung mới vào Danh mục công trình, dự án thực hiện trong kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016 – 2020) theo đúng quy định của pháp luật về đất đai.

Bên cạnh đó, giám sát việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất của khu công nghiệp, đảm bảo diện tích đưa ra khỏi quy hoạch khu công nghiệp được sử dụng đúng mục đích. Việc xây dựng nhà ở công nhân và người lao động tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật có liên quan.

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng và thu hút các dự án thứ cấp đối với phần diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê còn lại chưa lấp đầy. Kiểm tra, rà soát tình hình thực hiện Giấy chứng nhận đầu tư của dự án hạ tầng khu công nghiệp dầu khí Long Sơn và đề xuất giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án. Lựa chọn và thu hút nhà đầu tư hạ tầng có tiềm lực về tài chính và kinh nghiệm vận hành khu công nghiệp tham gia đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp Long Hương.

Thực hiện đồng bộ việc quy hoạch, phát triển các khu công nghiệp với các công trình nhà ở công nhân, các công trình phúc lợi xã hội tại các khu công nghiệp để đảm bảo điều kiện sống, làm việc của người lao động.

Thủ tướng đồng ý triển khai cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu

Đầu tháng 2/2020, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã có văn bản đồng ý đề nghị của Bộ Giao thông – vận tải về việc triển khai dự án xây dựng đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu.

Theo đó, Chính phủ đồng ý cho Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là cơ quan lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư như đề nghị của Bộ Giao thông – vận tải.

Dự án đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu có tổng chiều dài toàn tuyến 77,8km. Bộ Giao thông – vận tải chia dự án làm 2 thành phần. Thành phần 1 từ TP.Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) đến TX. Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) có tổng chiều dài tuyến 46,8km, điểm đầu giao với tuyến tránh quốc lộ 1 đoạn qua TP. Biên Hòa, cách ngã tư Vũng Tàu 6,5km về phía Bắc; điểm cuối kết nối nhánh đường vào Cảng Cái Mép – Thị Vải; chiều dài đoạn qua tỉnh Đồng Nai 34,2km và 12,6km chạy qua Bà Rịa – Vũng Tàu. Dự án thành phần 2 dài 31km từ TX.Phú Mỹ đến TP.Vũng Tàu.

Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu được triển khai sẽ tạo ra một tuyến kết nối giao thông quan trọng giữa hai vùng kinh tế nổi bật phía Nam, tạo động lực cho sự phát triển cho nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội, trong đó có lĩnh vực bất động sản.

Đoàn công tác Bộ công thương thị sát 5 dự án điện khí hóa lỏng LNG tại thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Đầu tháng 1/2020, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng và đoàn công tác của Bộ Công Thương đã trực tiếp thị sát, làm việc với UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và các nhà đầu tư của 5 dự án điện khí hóa lỏng LNG trên địa bàn.

Các dự án gồm Dự án Tổ hợp điện khí hoá lỏng LNG- Cái Mép Hạ tại khu vực Cái Mép Hạ, thị xã Phú Mỹ, do Công ty Gen X Energy thuộc Quỹ đầu tư Blackstone – Hoa Kỳ và Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T đề xuất đầu tư. Dự án có tổng công suất khoảng 6.000 MW, sử dụng khí hoá lỏng LNG để phát điện khoảng 9 triệu tấn /năm.

Dự án Trung tâm Điện lực Long Sơn tại xã Long Sơn, TP. Vũng Tàu, do Tổng công ty Phát điện 3 đầu tư với tổng công suất khoảng 4.500 MW. Dự án có cảng LNG đầu mối, kho chứa khí hoá lỏng LNG công suất hoá hơi khí hoá lỏng LNG giai đoạn 1 là 3,5 triệu tấn/năm; gian đoạn 2 tăng lên 6,5 triệu tấn /năm để cung cấp điện cho các tỉnh miền Đông Nam bộ. Giá trị đầu tư giai đoạn 1 là 3,78 tỷ USD và bổ sung 646,5 triệu USD trong gian đoạn 2.

Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng nghe phân tích từ các nhà đầu tư và các chuyên gia
Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng nghe phân tích từ các nhà đầu tư và các chuyên gia

Dự án Điện Nhà máy Điện khí LNG Long Sơn trong KCN Dầu khí Long Sơn, TP. Vũng Tàu, do Tập đoàn Marueni Nhật Bản đầu tư. Tổng công suất nhà máy dự kiến khoảng 4.800 MW, vốn đầu tư khoảng 2,7 tỷ USD. Dự án Nhà máy điện khí Bà Rịa 2 tại phường Long Hương, TP. Bà Rịa, do Công ty CP Nhiệt điện Bà Rịa đầu tư với công suất khoảng 1.200 MW, vốn đầu tư khoảng 1,3 tỷ USD. Dự án Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 3.1 trong KCN Phú Mỹ 1, thị xã Phú Mỹ, do Công ty Điện lục TNHH BOT Phú Mỹ 3 đề xuất đầu tư với quy mô công suất khoảng 850 MW, vốn đầu tư 855,7 triệu USD.

Chủ trì buổi làm việc, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cho rằng, qua báo cáo của các nhà đầu tư và khảo sát thực tế, Bà Rịa -Vũng Tàu là địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển điện khí có công suất lớn. Tuy nhiên, cần đánh giá kỹ khi thực thi các dự án sẽ tác động đến môi trường, tác động đến các hoạt động kinh tế khác như giao thông, logictis, giải tỏa công suất tại khu vực như thế nào để các dự án mang lại hiệu quả.

 

TÓM TẮT CÁC THÔNG TIN

Hạ tầng giao thông ở Bà Rịa Vũng Tàu như thế nào?

Theo nhận định của nhiều nhà đầu tư thì quy hoạch cơ sở hạ tầng giao thông của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu nói chung và thị xã Phú Mỹ nói riêng được thực hiện rất tốt.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đi khảo sát thực tế ở những khu vực nào của BRVT?

Thủ tướng chính phủ đi khảo sát Cảng Cái Mép – Thị Vải – Thị xã Phú Mỹ – tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Thủ tướng Chính phủ đồng ý điều chỉnh quy hoạch các KCN tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Thủ tướng đồng ý triển khai cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu.
Đoàn công tác Bộ công thương thị sát 5 dự án điện khí hóa lỏng LNG tại thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Các tuyến đường giao thông trọng điểm ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu?

Đường Long Sơn – Cái Mép, Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, Quốc lộ 56 – tuyến tránh TP Bà Rịa, đường liên cảng Cái Mép – Thị Vải, đường Vành Đai 4,…