Tổng quan cầu Phước An, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, cảng Cái Mép – Thị Vải, quốc lộ 56 tuyến tránh TP Bà Rịa, Tổ hợp Lọc hóa dầu Long Sơn,… ở Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu để quý khách hàng tham khảo đầu tư.

Mục lục bài viết
Cầu Phước An
Nếu nói Đông Nam Bộ chính là đầu tàu của Việt Nam trong khoảng 20-30 năm tới về KCN và Logistic cơ động từ đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không, thì rõ ràng hiện tại chúng ta đang ở thời khắc giao thoa phát triển đó, được nhìn ngắm sự biến chuyển liên tục không ngừng về hạ tầng, Nhơn Trạch Long Thành và Phú Mỹ bây giờ như 3 mảnh ghép ko thể thiếu, không thể ko đi cùng nhau và liên quan mật thiết với nhau cả về định hướng quy hoạch, hạ tầng để bổ sung phụ trợ cho nhau.
Xem thêm bài viết khác tại: Đánh giá tiềm năng thị trường BĐS trung tâm TX Phú Mỹ, BRVT (P.1)

Lấy một ví dụ như tuyến DT771. Tuyến DT319 mà mọi người thường được nghe nói đến nhiều hơn thực chất là một đoạn của tuyến DT771, giúp kết nối toàn bộ khu công nghiệp của Biên Hòa, Long Thành, Nhơn Trạch; rẽ trái về đường 25C kết nối sân bay quốc tế Long Thành hoặc thẳng ra hướng cảng ICD Cầu Phước An về hướng cảng Cái Mép – Thị Vải giúp tăng sự chủ động, rút ngắn thời gian, giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh cho ngành logistics khu vực Đông Nam Bộ nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung.
Xem thêm bài viết khác tại: Đánh giá tiềm năng đất nền ven quốc lộ 51 (khu vực Phú Mỹ – BRVT)

Một trong những nút thắt giao thông mà cả Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu đều đang thèm khát từng ngày triển khai và hoàn thiện sớm chính là cầu Phước An nối cảng Phước An với cảng quốc tế Cái Mép – Thị Vải.

Khi nút thắt đó được giải phóng, sức bật kinh tế sẽ tăng lên đáng kể trong tương lai rất gần. Những khó khăn như địa chất khu vực hơi phức tạp, vướng đền bù hộ dân, kinh phí để làm cây cầu này cũng không hề thấp với 4800 tỷ cho 3.76km cầu giúp nối đôi bờ 2 cảng, trong đó cảng Phước An thuộc nhóm cảng biển số 5, là cảng biển tổng hợp quốc gia và đầu mối trong khu vực, sẽ làm 2 nhiệm vụ vừa là cảng vừa là hậu cần cảng-ICD cảng cạn đang xin chuyển đổi sang thành KCN – dịch vụ hậu cần cảng Phước An; giúp tăng năng suất sản lượng lưu kho trước khi xuất nhập khẩu, phụ trợ cực kì mạnh mẽ cho cảng Cái Mép, giúp cảng Cái Mép tăng năng suất để tiếp tục phát triển mở rộng.

Lợi ích kép song hành nên 2 tỉnh cũng đồng long gấp rút triển khai, và chốt giải toả bền bù trước năm 2021 theo như TB 8788 của tỉnh Đồng Nai tháng 7 vừa qua.

Cảng Cái Mép – Thị Vải và cao tốc Biên Hòa, Vũng Tàu
Về cảng Cái Mép Thị Vải, nó gần như không có đối thủ trên dọc trục đường biển dài 3260km của Việt Nam về mặt kinh tế khi nằm trên trục 29/39 tuyến hàng hải lớn nhất thế giới, giúp kết nối các nước châu Á trên tuyến vận tải quốc tế đi các châu lục khác. Quỹ đất để phát triển cảng lên đến gần 2000ha và là 1 trong 21 cảng có khả năng tiếp nhận được tàu tải trọng lên đến 200.000 Tấn cập cảng. Cụm cảng container Cái Mép – Thị Vải đã kết thúc năm 2019 với sản lượng thông qua đạt gần 3,75 triệu TEU.

Và cũng trong quý 2/2019, Liên doanh công ty Gelex và công ty cổ phần vận tải và thương mại quốc tế ITC vừa đề xuất đầu tư dự án trung tâm logictics Cái Mép Hạ và bến cảng Cái Mép hạ lưu có quy mô khoảng 1168 ha với tổng số vốn đầu tư lên tới 30616 tỷ đồng (khoảng 1,32 tỷ đô la Mỹ). Nhu cầu lao động dự kiến khoảng 15 000 – 25 000 người.

Tuy nhiên điểm yếu của cảng Cái Mép là chính sách, định hướng không hiệu quả từ chính phủ, không có sự nhất quán, đồng bộ và tập trung, bị phân tán chia nhỏ rất nhiều cảng với nhiều chủ đầu tư thay vì một đơn vị. Đa số các bến cảng tại Cái Mép có chiều dài trung bình chỉ 300m mỗi bến trong khi chiều dài lý tưởng phải từ 300 – 400m. Đối với những cảng biển có 2 bến cảng thì tổng chiều dài bến phải từ 700 – 800m thay vì 600m như hiện tại.
Vấn đề phát sinh là khi có hai tàu dài 350m cùng lúc vào cảng thì một tàu sẽ phải neo đợi ngoài bến cho dù các cảng khác còn đang trống khi lợi thế cạnh tranh giảm sút, khi những tàu hàng hải đang có xu hướng ngày càng lớn để giảm chi phí tối đa trên một lần vận chuyển đường biển.

Giải pháp bao gồm việc duy tu nạo vét long sông Cái Mép Thị Vải đến cao độ 15.5m để thu hút các tàu mẹ, tàu hàng siêu lớn. Xu hướng tất yếu trong tương lai để phát triển cảng biển là sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nhanh dưới sự định hướng nhất quán quyết liệt từ chính phủ. Về hạ tầng kết nối, giảm thuế phí, nhằm tăng tính liên kết giữa các cảng biển và nâng cao công suất khai thác, các cảng biển sẽ đi đến bước hợp tác, sở hữu cổ phần và thậm chí là M&A để tăng sự tập trung tăng tính kết nối, tăng sự chủ động, cơ động hơn để khai thác tối đa tiềm lực thực sự của hệ thống cảng Cái Mép Thị Vải.

Hiện tại bài toán sử dụng tối đa hiệu quả cụm cảng Cái Mép Thị Vải thực tế được đẩy lên ưu tiên hàng đầu, Dự kiến trong nhiệm kỳ 2020-2025, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ưu tiên dành 20.000 tỷ đồng để đầu tư hạ tầng kết nối giao thông liên cảng, liên vùng xung quanh hướng cảng cái mép nhằm đẩy mạnh năng suất, hiệu suất tối đa kinh tế vùng Đông Nam Bộ.
Điển hình như cao tốc Biên Hoà Vũng Tàu ngày 11/08/2020 với việc phê duyệt giai đoạn chuẩn bị đầu tư để lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, với chiều dài tuyến nghiên cứu giảm từ 77.6km xuống còn 65.3km (giai đoạn 1 dài 46.8km, đã cắm ranh mốc, giai đoạn 2 giảm còn 18.5km hiện tại chưa cắm ranh mốc cụ thể), dừng ngay vòng xoay Vũng Vằn -DT44A với QL55 thuộc TP Bà Rịa chia làm 4 phân đoạn tuyến.
2 phân đoạn quy mô cao tốc 4 làn xe, mặt cắt ngang 24.5m là đoạn đầu từ TP Biên Hoà giao với cao tốc TPHCM – Long Thành Dầu Giây và đoạn cuối từ thị xã Phú Mỹ đến TP Bà Rịa. Đoạn giữa tuyến gồm đoạn cao tốc từ nút giao Long Thành đến thị xã Phú Mỹ và đoạn rẽ nhánh về đường cảng Cái Mép quy mô 6 làn xe.
Mặt cắt ngang từ 30.5-32.25m đảm nhiệm nhiệm vụ kết nối Logistic hướng về sân bay Long Thành và cảng Cái Mép Thị Vải, với dự trù tổng mức đầu tư gần 15.000 tỷ đồng trong đó chi phí bồi thường ước tính gần 5500 tỷ đồng (dự trù cho giai đoạn 1) và triển khai theo hình thức hợp đồng BOT có yêu cầu sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước cho phần đền bù giải phóng mặt bằng đoạn qua tỉnh Đồng Nai.

Đường Phước Hòa – Cái Mép
Tuyến Phước Hòa – Cái Mép tổng chiều dài 4,4km, rộng 44m với tổng mức đầu tư là 954 tỷ đồng theo kế hoạch sẽ thông tuyến năm 2020 nhưng tình hình thực tế đang chậm tiến độ hơn so với dự kiến. Việc hoàn thiện này sẽ tăng tính kết nối các khu công nghiệp Phú Mỹ 2, 3 trực diện với hướng Cảng Cái Mép.

Đường DT991B
Đường DT991B kết nối với đường vành đai 4, có điểm đầu giao với đường Hội Bài – Châu Pha, kết nối về cảng Cái Mép – Thị Vải với tổng chiều dài 9,73km với 4 làn xe. Lộ giới đoạn đầu 35m, đoạn sau mở rộng lên 44,5m. Tổng mức đầu tư hơn 4000 tỷ đồng đang được triển khai thi công rầm rộ.
Thực tế khảo sát cho thấy, việc di dời đền bù, bồi thường tái định cư, khu dân cư phía gần quốc lộ 51 của đường DT991B khá phức tạp nên việc thống nhất đền bù bị kéo dài đến tận đầu năm 2020 mới coi như gần xong. Dự tính sẽ thông tuyến theo tiến độ thực tế đến năm 2023.

Đường quốc lộ 56 tuyến tránh TP Bà Rịa
Tuyến đường này còn khoảng 2km nữa là hoàn thành giúp tăng tính kết nối đảo Long Sơn qua quốc lộ 51, có diện tích 2287 ha và diện tích cực đẹp của khu công nghiệp phức hợp Sonadezi Châu Đức khi nằm giữa hai tuyến Hội Bài – Châu Pha và 991B nối về cảng Cái Mép – Thị Vải hay tuyến Quốc lộ 56 nối về Long Sơn chỉ trong bán kính chưa tới 20km.
Tuyến đường này chạy ôm dọc theo tuyến Biên Hòa – Vũng Tàu và để thấy tầm quan trọng về kinh tế logictics của những con đường này khi giúp kết nối từ Đông Bắc sang Tây Tây Nam nối hai tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu hướng kết nối trực diện với cảng Cái Mép Thị Vải hoặc Đảo Long Sơn.

Đảo Long Sơn
Đảo này có tổng diện tích 92km2, có 54km2 mặt đất và phần còn lại là đất mặn. Có 3 khu quy hoạch lớn và rõ ràng là khu giáp với Gầm Vịnh Gầm Rái và được quy hoạch khu công nghiệp là Tổ hợp lọc hóa dầu Long Sơn.
Phần lõi của đảo chính là lá phổi của đảo này, là núi nứa, rừng phòng hộ; phần còn lại là khu làng bè, khu dân cư sinh sống quanh trục đường ven đảo là đường 28/4 gần cầu Bà Nanh và cầu Chà Và. Trong đó, tổ hợp Lọc hóa dầu Long Sơn đang thi công rầm rộ, đông nghẹt thu hút sự quan tâm của giới đầu tư. Cảm giác thực tế như cả nước đều ùa vào thi công đảo Long Sơn vậy.
Ở trên đảo Long Sơn mọi quy hoạch khu dân cư cũ nếu có nhu cầu sống lâu dài, định cư trên đảo thì lựa chọn gần như duy nhất là tái định cư Long Sơn. Giá đất tái định cư Long Sơn rơi vào khoảng 16 – 20 triệu/m2 với hệ thống điện âm, nước máy, đường nhựa từ 14, 16, 32, 36m; vỉa hè 2 bên từ 4- 5m. Thực tế dân cư phòng ở xây dựng cất nhà ở khu tái định cư này cũng đã rất nhiều. Trong tương lai gần việc lấp đầy và mở rộng ra hai bên là điều cấp thiết khi lượng người lao động về khu vực này ước tính lên đến hơn 30 000 người.

Tổ hợp lọc hóa dầu Long Sơn
Tổ hợp lọc hóa dầu Long Sơn với hơn 664 ha mặt đất, 70 ha mặt nước và 194ha mặt nước làm cảng nhập và xuất hàng hóa, được triển khai xây dựng từ năm 2019 đến năm 2022, hoạt động vào năm 2023. Tuy nhiên theo khảo sát, dự án đang chậm tiến độ và mới chỉ thi công được 15% nên có khả năng năm 2025 mới đi vào hoạt động.
Khu tổ hợp này đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng đến năm 2035 đưa Việt Nam thành nước công nghiệp lọc hóa dầu trên thế giới.
Năm 2008 được cấp vốn đầu tư với 3,7 tỷ đô. Sau đó năm 2017 được tăng lên 4,5 tỷ đô và chính thức ngày 24/2/2018 được nâng lên 5,4 tỷ đô với 71% thuộc về tập đoàn SCG Thái Lan và 29% của Petroland Việt Nam. Tuy nhiên tập đoàn SCG có thỏa thuận mua lại 29% cổ phần của Việt Nam theo cách trả cho chính phủ Việt Nam 60 triệu đô la Mỹ một năm trong vòng 30 năm.

Quy hoạch thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu
Theo quy hoạch phát triển thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu đến năm 2030 thì sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp cảng biển, dịch vụ hậu cần cảng hướng đến phát triển thành một thành phố cảng lớn bậc nhất khu vực Đông Nam Á nên giá của bất động sản khu vực Phú Mỹ cũng có sự thay đổi đáng kể trong những năm gần đây.
Trong đó, đất nền 100m2 có sổ khu vực dân cư dao động trung bình từ 20 – 25 triệu/m2. Khu vực xa hơn như tái định cư Tân Phước với điện âm, hạ tầng đẹp, đầy đủ có giá dao động từ 14 – 16 triệu/m2 với diện tích từ 90 – 100m2.
Phú Mỹ hội tụ đầy đủ các yếu tố để phát triển. Việc cần làm của Phú Mỹ hiện tại là xây dựng kế hoạch, lộ trình phát triển tập trung nhằm vào phát huy tối đa hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế xã hội trong lĩnh vực phát triển đô thị theo hướng các quy hoạch được phê duyệt hướng tới tiêu chuẩn, tiêu chí, chức năng, vai trò là trung tâm công nghiệp, cảng biển quốc tế, dịch vụ, du lịch và là đầu mối giao thông cảng quan trọng của vùng và quốc gia.
Nguồn: Review từ A-Z đất sân bay Long Thành
TÓM TẮT CÁC THÔNG TIN
Cao tốc Biên Hòa – Vùng Tàu, cầu Phước An, đường Phước Hòa – Cái Mép,…
Là trung tâm công nghiệp, cảng biển quốc tế, dịch vụ, du lịch và là đầu mối giao thông cảng quan trọng của vùng và quốc gia.
Nằm trên trục 29/39 tuyến hàng hải lớn nhất thế giới, giúp kết nối các nước châu Á trên tuyến vận tải quốc tế đi các châu lục khác.