Theo nhận định của các chuyên gia, năm 2020 sẽ là thời điểm “vàng” cho bất động sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói chung và thị xã Phú Mỹ nói riêng bứt phá. Được biết, quy luật điều tiết thị trường bất động sản dựa trên giá trị, cung cầu và sự điều tiết của nhà nước. Theo đó, khu vực này được dự đoán sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư không chỉ bởi đây là thị trường giàu tiềm năng nội tại, có nhiều lợi thế phát triển kinh tế mà còn bởi những tác động từ chính sách nhà nước và hệ thống hạ tầng giao thông khiến giá đất ở thị xã Phú Mỹ được kỳ vọng sẽ không ngừng gia tăng trong thời gian tới.

Mục lục bài viết
Điều chỉnh tăng giá đất ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2020 – 2024
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, giá đất thị trường trên địa bàn tỉnh những năm gần đây đều tăng cao hơn bảng giá đất tối đa của tỉnh từ 50-60%. Vì vậy, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung một số quy định về giá đất nhằm xây dựng, điều chỉnh bảng giá các loại đất bảo đảm nguyên tắc định giá đất của Nhà nước sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường. Bên cạnh đó, góp phần quản lí chặt chẽ, hiệu quả tài nguyên đất đai một cách dân chủ, công khai, minh bạch, thuận tiện cho người sử dụng đất. Từ đó, làm cơ sở cho việc xây dựng chương trình cơ sở dữ liệu và bản đồ giá đất của tỉnh thống nhất theo bảng giá đất.
Được biết trong thời gian qua, việc chênh lệch giữa khung giá đất nhà nước và thực tế đã gây ra nhiều ảnh hưởng lớn. Thứ nhất, chính phủ và nhà nước Việt Nam thất thoát về nguồn thu. Trong đó có hai nguồn thu chính là tiền sử dụng đất và thuế. Thứ hai, chênh lệch giữa giá thị trường và giá đất nhà nước khiến việc đền bù giải tỏa đất cho người dân gặp nhiều khó khăn, kéo dài thời gian thi công dự án, dẫn tới chi phí gia tăng và giá của bất động sản khi đó cũng tăng.
Do đó, bảng giá các loại đất định kỳ 5 năm (1/1/2020 – 31/12/2024) trên địa bàn tỉnh được xây dựng trên cơ sở kế thừa bảng giá các loại đất năm 2019 (Quyết định số 33/2018/QĐ-UBND của UBND tỉnh) và sửa đổi bổ sung thêm một số quy định nhằm bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Xem thêm các bài viết khác tại: Đất nền Bà Rịa – Vũng Tàu

Theo Báo Bà Rịa – Vũng Tàu, HĐND tỉnh vừa thông qua Tờ trình số 225/TTr-UBND của UBND tỉnh về việc đề nghị xây dựng nghị quyết thông qua bảng giá các loại đất định kì 5 năm (2020-2024).
Theo đó, năm 2020 giá đất trên địa bàn tỉnh sẽ được điều chỉnh tăng 10-50% so với giá hiện hữu. Việc điều chỉnh giá đất được dự báo sẽ giúp thị trường bất động sản của tỉnh có lợi thế cạnh tranh và giúp tăng thu ngân sách địa phương trong thời gian tới.
Cụ thể, có ba nhóm đất chính sẽ được điều chỉnh tăng giá từ 10 – 15% so với Quyết định số 33/2018/QĐ-UBND gồm: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất rừng. Nhóm đất nông nghiệp thuộc khu vực đô thị và khu vực nông thôn được áp dụng khung giá đất tối đa theo qui định của Chính phủ. Theo đó, ở địa bàn thị xã Phú Mỹ mức điều chỉnh được áp dụng là 0,8 khung giá tối đa với đất ở khu vực đô thị được điều chỉnh tăng từ 1-2 lần tùy từng khu vực.
Theo đó, việc điều chỉnh giá đất tăng sẽ thúc đẩy việc thực hiện nghĩa vụ tài chính, góp phần gia tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương. Cụ thể, khung giá đất thay đổi dẫn đến giá cập nhật thổ cư và chuyển đổi mục đích sử dụng đất tăng. Điều này làm tổng giá đất trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói chung và thị xã Phú Mỹ nói riêng sẽ gia tăng ít nhất 10% trong năm 2020.
Xem thêm các bài viết khác tại: Đất nền thị xã Phú Mỹ

Các tuyến đường giao thông lớn trong thị xã Phú Mỹ được triển khai và hoàn thiện
Hiện tại, ngay thời điểm cuối năm 2019, càng gần tết thì số lượng nhà đầu tư đổ về khu vực thị xã Phú Mỹ tìm mua đất càng nhiều. Ở các phòng công chứng xung quanh khu vực thị xã Phú Mỹ như phòng công chứng Tân Thành, phòng công chứng Chấn Phong, phòng công chứng Phú Mỹ… lượng hồ sơ chuyển nhượng đất có dấu hiệu tăng mạnh. Điều dễ nhận thấy nhất để đánh giá lượng giao dịch đó là hình ảnh số lượng xe hơi đậu trước các phòng công chứng tăng lên rất nhiều, đặc biệt vào những ngày đầu tuần.
Thị xã Phú Mỹ có vị trí giao thông đặc biệt quan trọng. Chỉ tính riêng đường giao thông thì tại Phú Mỹ có đủ các loại hình giao thông bao gồm (đường bộ, đường thủy, đường hàng không và đường sắt).
Cụ thể, trong những năm gần đây tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã chú trọng xây dựng và hoàn thiện các tuyến đường giao thông quan trọng, nối giữa Bà Rịa – Vũng Tàu với ba tỉnh còn lại trong khu vực hay nối giữa các khu công nghiệp quan trọng trong tỉnh lại với nhau. Các tuyến đường lớn sẽ đưa tỉnh này “cất cánh” năm 2020 có thể kể đến như:
- Cầu Phước An nối thị xã Phú Mỹ với huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai bằng đường xuyên qua các cảng biển hiện hữu để gặp cao tốc Bến Lức – Long Thành từ miền Tây đi lên.
- Dự án đường Long Sơn – Cái Mép là con đường sẽ nối thị xã Phú Mỹ về Vũng Tàu, không qua QL51 như hiện nay.
- Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu được chia làm hai thành phần: Thành phần một từ Biên Hòa (Đồng Nai) đến thị xã Phú Mỹ có tổng chiều dài tuyến 46,8 km. Điểm đầu giao với tuyến tránh QL1A đoạn qua TP Biên Hòa, cách ngã tư Vũng Tàu 6,5 km về phía bắc; điểm cuối kết nối nhánh đường vào cảng Cái Mép – Thị Vải. Chiều dài đoạn qua tỉnh Đồng Nai 34,2 km và 12,6 km chạy qua BR-VT (gồm 3,8 km đường cao tốc và 8,8 km tuyến nhánh nối vào cảng Cái Mép – Thị Vải). Thành phần hai từ thị xã Phú Mỹ đến TP Vũng Tàu (31 km).
- Quốc lộ 56 – tuyến tránh TP Bà Rịa.
- Các dự án đường kết nối đã và đang thi công như đường liên cảng Cái Mép – Thị Vải (giai đoạn một), đường Phước Hòa – Cái Mép, đường 991B từ QL51 đến hạ lưu cảng Cái Mép, đường sau cảng Mỹ Xuân – Thị Vải, đường trục chính Bà Rịa – Vũng Tàu…
Xem thêm bài viết khác tại: Top 3 Điểm sáng của thị trường bất động sản Phú Mỹ

Trong đó, nổi bật nhất là việc khởi công xây dựng đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu. Theo đó, khi chưa có tuyến cao tốc, quốc lộ 51 đang phải đón nhận một lượng lớn xe cộ lưu thông dẫn tới việc gần như vào dịp cuối tuần tình trạng kẹt xe liên tục diễn ra. Việc kẹt xe như vậy làm cho hàng hóa bị tắc ngẽn, hiệu xuất lao động giảm, tăng chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tốn thời gian cho những người dân lưu thông trên tuyến đường này. Chính việc tắc ngẽn giao thông đã làm cho công suất khai thác của cảng Cái Mép – Thị Vải chỉ đạt được 30% công suất tối đa. Kinh tế khu vực phía nam đang bị kéo tụt lại so với sự phát triển bình thường.
Khi tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu được hoàn thành, lưu lượng lưu thông trên quốc lộ 51 sẽ được chia sẻ, hàng hóa sẽ được lưu thông một cách nhanh chóng hơn, tình trạng ùn tắc giao thông sẽ được giảm thiểu, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh được tăng lên, thời gian người dân di chuyển trên tuyến đường này giảm xuống, … từ đó tăng hiệu quả khai thác của cụm cảng biển Cái Mép – Thị Vải.

Kỳ vọng ở những tuyến đường huyết mạch đã, đang và sẽ triển khai sắp tới, lãnh đạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã nhiều lần nhấn mạnh việc đầu tư, xây dựng và đưa vào sử dụng các tuyến đường này sẽ tạo sự liên kết, kết nối Bà Rịa – Vũng Tàu với các tỉnh miền Tây và Đông Nam bộ, trong đó có Long An, Đồng Nai, TPHCM, Bình Dương. Đồng thời sẽ góp phần rất lớn xóa bỏ tình trạng kẹt xe trên Quốc lộ 51, tăng tốc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, du lịch, dịch vụ của tỉnh trong nhiều năm tiếp theo.
Khi đó, bất động sản nhà đất ở các vị trí thuận lợi, gần các tuyến đường giao thông trọng điểm này sẽ có giá trị cao và giá sẽ tăng dần theo quá trình quy hoạch đô thị.
Với tầm nhìn như vậy nên khi cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu được khởi công vào năm 2020, dòng tiền đổ vào khu vực này là rất lớn, kéo theo một lượng lớn nhà đầu tư cũng sẽ đổ về đây. Tuy nhiên với những nhà đầu tư có tầm nhìn rộng và luôn đi trước một bước thì ngay từ bây giờ họ đã đổ về thị xã Phú Mỹ để gom đất. Đây là lý do chính mà thời gian gần đây lượng giao dịch bất động sản tại thị xã Phú Mỹ tăng đột biến và được dự đoán sẽ không ngừng gia tăng vào năm 2020.
Xem thêm bài viết khác tại: Tiềm năng tăng giá của đất nền Phú Mỹ năm 2020

Việc giải tỏa mặt bằng cho sân bay quốc tế Long Thành
Theo nghị quyết mới nhất của Chính Phủ, năm 2020 UBND tỉnh Đồng Nai phải hoàn thành công tác giải phóng mặt của sân bay Long Thành. Tổng diện tích đất quanh sân bay Long thành khoảng 25 000 ha, trong đó riêng diện tích của sân bay là 5000 Ha cần ưu tiên đền bù. Như vậy theo thống kê của cơ quan nhà nước sẽ có khoảng 18 tổ chức và gần 5300 hộ dân bị giải tỏa. Chính phủ đã bố trí số tiền lên tới 11 000 tỷ đồng để dành riêng cho việc đền bù. Do đó, những hộ dân nhận tiền đền bù chắc chắn sẽ phải tìm những khu đất lân cận sân bay để tiếp tục cuộc sống và duy trì kế sinh nhai.
Thị xã Phú Mỹ và huyện Châu Đức có hạ tầng giao thông và hạ tầng xã hội tốt hơn tỉnh Đồng Nai rất nhiều, chỉ cần đi 2 con đường tiếp giáp giữa tỉnh Đồng Nai và thị xã Phú Mỹ có thể nhận thấy đường bên phía Đồng Nai rất nhỏ, gồ ghề do không được bảo trì, không có đèn đường … Nhưng riêng đường bên địa phận tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đoạn nào cũng to, đèn đường được thắp sáng trưng, hệ thống nước máy và cột điện được kéo tới từng nhà dân. Về mặt kinh tế, khu vực tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng được nhà nước đầu tư tốt hơn rất nhiều so với những địa phương lân cận. Ngoài ra nguồn thu ngân sách nhà nước của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là rất lớn luôn đứng top đầu của cả nước nên số tiền được trích lập nhằm mục đích tái đầu tư vào cơ sở hạ tầng là rất lớn. Đây chính là những cơ sở cơ bản thu hút những người nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng sân bay quốc tế Long Thành về đây sinh sống.
Cùng với số lượng lớn người dân đổ về Phú Mỹ sinh sống thì nhu cầu mua đất để ở, xây nhà trọ hay để đầu tư sinh lời tăng cao. Theo đó, giá đất cũng có những thay đổi nhất định khi nguồn cầu tăng mà các khu đất ở vị trí đẹp, có sổ đỏ, quy hoạch đầy đủ không có nhiều hoặc chưa có nhiều dân cư sinh sống.
Xem thêm bài viết khác tại: Cụm cảng Cái Mép – Thị Vải: Ưu thế giúp thị xã Phú Mỹ phát triển vượt bậc trong năm 2020
TÓM TẮT CÁC THÔNG TIN
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, giá đất thị trường trên địa bàn tỉnh những năm gần đây đều tăng cao hơn bảng giá đất tối đa của tỉnh từ 50-60%. Do đó, bảng giá các loại đất định kỳ 5 năm (1/1/2020 – 31/12/2024) trên địa bàn tỉnh được xây dựng trên cơ sở kế thừa bảng giá các loại đất năm 2019 (Quyết định số 33/2018/QĐ-UBND của UBND tỉnh) và sửa đổi bổ sung thêm một số quy định nhằm bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Trong những năm gần đây tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã chú trọng xây dựng và hoàn thiện các tuyến đường giao thông quan trọng, nối giữa Bà Rịa – Vũng Tàu với ba tỉnh còn lại trong khu vực hay nối giữa các khu công nghiệp quan trọng trong tỉnh như: Cầu Phước An, Dự án đường Long Sơn – Cái Mép, Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, Quốc lộ 56 – tuyến tránh TP Bà Rịa,…
Nguồn thu ngân sách nhà nước của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là rất lớn luôn đứng top đầu của cả nước nên số tiền được trích lập nhằm mục đích tái đầu tư vào cơ sở hạ tầng là rất lớn. Đây chính là những cơ sở cơ bản thu hút những người nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng sân bay quốc tế Long Thành về đây sinh sống.